A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giữ vững trận địa báo chí và truyền thông

Bài 3: Giữ vững trận địa Báo chí và truyền thông

 Lợi dụng báo chí và truyền thông để xuyên tạc, chống phá là một thủ đoạn thâm độc, cực kỳ nguy hiểm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay. Báo chí và truyền thông là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, mức độ lan toả nhanh, rộng, có sự ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp dân cư trong cộng đồng xã hội.

 

* Bài 1: Tự do báo chí phương Tây “có phải là đỉnh cao”

* Bài 2: Việt Nam có tự do báo chí hay không?

Chính vì vậy, các thế lực thù địch đã âm mưu sử dụng báo chí và truyền thông như một “thứ vũ khí hữu hiệu nhất để tấn công vào mặt trận chính trị tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Chúng triệt để lợi dụng các loại ấn phẩm sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet... (gọi chung là các phương tiện thông tin đại chúng) để tuyên truyền, kích động sai sự thật, với mục đích tác động vào các giới, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên, để từ đó làm chuyển biến, thay đổi tư tưởng lối sống và cuối cùng là làm “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.

 

Phóng viên tác nghiệp.
Nguồn Internet

 

 

Với quan điểm “Một đài phát thanh có thể bình định được một đất nước”; “Một đô la tuyên truyền có tác dụng bằng năm đô la chi cho quân sự, các thế lực thù địch đã lập ra nhiều báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang báo điện tử, lập ra các diễn đàn để trao đổi thông tin trực tuyến nhằm xuyên tạc tình hình Việt Nam, tuyên truyền giá trị phương Tây, kêu gọi quần chúng đấu tranh đòi “Từ nhân hoá nền kinh tế, tự do hoá nền chính trị”. Ngoài ra, chúng còn thiết lập các phân nhánh báo chí ở nhiều nước trên thế giới để phổ biến tin tức và các bài viết chống phá Việt Nam một cách nhanh chóng. Chúng tập trung lôi kéo cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc, kêu tầm gọi họ tẩy chay chương trình VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam. Liều lĩnh hơn, chúng đã cử phóng viên xâm nhập vào trong nước, phỏng vấn các đối tượng bất mãn, cơ hội để viết bài vu cáo, xuyên tạc.

Thời gian vừa qua, lợi dụng chính sách đổi mới, giao lưu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã từng bước len lỗi, thâm nhập vào nền báo chí và truyền thông trong nước bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thông qua chính sách du học, hợp tác đào tạo, kẻ thù âm mưu đào tạo ra một lớp nhà báo có tư tưởng “dân chủ phương Tây. Thông qua các cuộc hội thảo, triển lãm để tuyên truyền, kích động tư tưởng “thương mại hoá, tự do hoá” nền báo chí và truyền thông ở Việt Nam. Thông qua hợp tác, đầu tư trong cơ chế thị trường để mua giấy phép xuất bản, mua chương trình phát sóng và hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình có nội dung phản động. Đặc biệt, thông qua chính sách tài trợ, các lực lượng phản động âm mưu tạo dựng các tập đoàn, các tổ hợp báo chí truyền thông mạnh về kinh tế, tiên tiến về khoa học công nghệ với mục đích chuyển hoá, nắm bắt và thâu tóm toàn bộ nền báo chí và truyền thông Việt Nam. Mà thực tế cho thấy từ lũng đoạn báo chí và truyền thông sang lũng đoạn hệ thống chính trị chỉ trong gang tấc.

Rõ ràng, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực báo chí và truyền thông là hiện thực, là hết sức nguy hiểm, đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Bài học về quá trình sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vẫn còn nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta. Một trong những nguyên nhân gây tan rã và sụp đổ các nước XHCN ở đây chính là sự buông lỏng lãnh đạo, quản lí báo chí và truyền thông. Để trận địa báo chí và truyền thông rơi vào tay lực lượng đối lập, và từ “tự do thông tin” dẫn đến “tự do chính trị”, và sự sụp đổ có tính dây chuyền là tất yếu. Trong tình hình mới hiện nay, để giữ vững trận địa báo chí và truyền thông đòi hỏi một hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, trong phạm vi bài báo nhỏ này chỉ nhấn mạnh một số vấn đề sau:

 

Các nhà báo phỏng vấn bà Caryn R. McClelland (Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam) tại Sân bay Biên Hòa vào tháng 12-2019.
Ảnh Internet

 

 

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực báo chí và truyền thông. Đây có thể nói là yếu tố quyết định đến việc giữ vững “định hướng xã hội chủ nghĩa” trên trận địa báo chí và truyền thông Việt Nam hiện nay. Đảng lãnh đạo cơ quan báo chí và truyền thông qua việc để ra đường lối, chính sách sát đúng; qua việc định hướng tuyên truyền cụ thể trong từng nhiệm vụ, từng giai đoạn lịch sử. Đảng lãnh đạo cơ quan báo chí và truyền thông qua nâng cao năng lực của các tổ chức Đảng (các chi bộ, đảng bộ) ở các cơ quan báo chí và truyền thông, thông qua công tác bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt chú trọng bổ nhiệm những cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt làm lãnh đạo, quản lí ở các cơ quan báo chí và truyền thông. Thực tế cho thấy đội ngũ này là linh hồn ở các cơ quan báo chí và truyền thông. Đồng thời, cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho lớp nhà báo trẻ kế cận.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường các biện pháp quản lý của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị đối với các cơ quan báo chí và truyền thông. Kiên quyết ngăn chặn xu hướng “thương mại hoá, tự do hoá báo chí và truyền thông”, trong đó chú trọng củng cố, nâng cao hệ thống báo điện tử, các trang website, các blog cá nhân mang tính đảng, chuẩn xác, sinh động vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, nhất là lớp trẻ, vừa phản bác lại các quan điểm tư tưởng phản động của các lực lượng thù địch.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đối ngoại, cải tiến và đổi mới cách thông tin phù hợp với các nước lớn, các tổ chức quốc tế, các chính khách, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ hiểu rõ quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách phát triển kinh tế, xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách báo chí và truyền thông... Từ đó không ngộ nhận và tin theo các luận điệu tuyên  truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trên trận địa báo chí và truyền thông. Để cuộc đấu tranh này có hiệu quả, chúng ta cần có cơ chế phối hợp đấu tranh giữa các loại hình báo chí (phát thanh, truyền hình, sách báo, tạp chí, mạng internet...); phối hợp giữa các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương; phối hợp giữa các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, không để cho các thế lực phản động lợi dụng báo chí và truyền thông để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Về lực lượng đấu tranh trên trận địa báo chí và truyền thông cần chú trọng phối hợp và phát huy vai trò các nhà lãnh đạo của hệ thống chính trị, các văn nghệ sĩ, trí thức, chuyên gia đã và đang công tác tại các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu. Đặc biệt là các cây bút bình luận, cây bút “chính trị  - xã hội” tại các cơ quan báo chí truyền thông. Nội dung đấu tranh cũng cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng, để tập trung tuyên truyền, đấu tranh từng đợt, từng nhiệm vụ sao cho hiệu quả, thiết thực.

Đấu tranh giữ vững “định hướng xã hội chủ nghĩa” trên trận địa báo chí và truyền thông trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hiện nay vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ xuyên suốt lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn thể Nhân dân góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

NHÓM PHÓNG VIÊN


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội