Thứ năm, 28/03/2024 - 20:34
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người cán bộ tài năng của Đảng

Đồng chí Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10-10-1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Với lòng yêu nước, thương dân và hoài bão tuổi trẻ, năm 1925, khi mới 14 tuổi đồng chí đã tích cực hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước. Năm 1926, đồng chí tham gia các hoạt động bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Năm 1928, khi 17 tuổi đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; năm 1929, tròn 18 tuổi, đồng chí được vinh dự kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng, làm Bí thư Chi bộ học sinh và phụ trách công tác thanh niên học sinh, đồng chí thuộc lớp những đảng viên Cộng sản đầu tiên của Đảng ta.

Tháng 11 năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm khổ sai và bị đày ở nhà tù Côn Đảo, làm Bí thư Chi bộ và Thường vụ Chi ủy nhà tù. Năm 1936, trước sức đấu tranh mạnh mẽ của Nhân dân ta và phong trào Bình dân ở Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả tự do cho một số tù chính trị, trong đó có đồng chí Lê Đức Thọ. Ra tù, trở về quê hương, trong những năm 1936-1939, đồng chí tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật của Đảng và phụ trách công tác báo chí công khai của Đảng bộ. Từ năm 1939 - 1944, đồng chí bị địch bắt và bị kết án 5 năm tại các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La và Hòa Bình.

Tháng 9 năm 1944, đồng chí được Trung ương giao phụ trách công tác tổ chức và huấn luyện cán bộ ở khu An toàn của Trung ương, đến tháng 10-1944, đồng chí được chỉ định là Ủy viên Trung ương Đảng trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Tháng 8-1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Đồng chí đã tham dự Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đêm 9-3-1945, đề ra chủ trương phát động cao trào cách mạng tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa và tham dự Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 12-1946, quyết định toàn quốc kháng chiến.

Năm 1948, đồng chí thay mặt Trung ương Đảng tham gia đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ vào miền Nam công tác. Năm 1949, đồng chí được chỉ định làm Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Năm 1951, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ năm 1949 đến năm 1954, đồng chí làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1955, đồng chí tập kết ra Bắc, làm Trưởng ban Thống nhất Trung ương. Cuối năm 1955 được bổ sung vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng phụ trách công tác sửa sai trong cuộc vận động cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Cuối năm 1956, đồng chí làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và từ tháng 11-1956 đến năm 1961 kiêm chức Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Năm 1966, đồng chí kiêm Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và năm 1967, được cử vào Quân ủy Trung ương. Đầu năm 1968, đồng chí được Bộ Chính trị cử vào miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Tháng 5-1968, đồng chí được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pari. Sau Hiệp định Pari và Việt Nam (năm 1973), đồng chí được cử làm Trưởng ban miền Nam của Trung ương. Năm 1975, đồng chí được Bộ Chính trị cử vào miền Nam phổ biến nghị quyết về cuộc Tổng tiến công Mùa Xuân và cùng với một số đồng chí lãnh đạo khác thay mặt Bộ Chính trị chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Đồng chí Lê Đức Thọ trả lời phỏng vấn tại Hội nghị Pari về Việt Nam (1969 - 1973). (Ảnh tư liệu)

 

Sau giải phóng miền Nam (30/4/1975) đồng chí làm Phó ban đại diện Đảng và Chính phủ ở miền Nam rồi được phân công phụ trách công tác đặc biệt; làm Bí thư Thường trực, phụ trách công tác tổ chức; kiêm chức Hiệu trưởng Trường Chính trị đặc biệt.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, làm Bí thư thường trực, phụ trách công tác tư tưởng nội chính, ngoại giao. Năm 1983, đồng chí được chỉ định làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và năm 1986, làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội lần thứ VI của Đảng. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), đồng chí được Đại hội cử làm Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương.

Trong quá trình hoạt động cách mạng qua các thời kỳ với nhiều cương vị công tác và nhiều địa bàn hoạt động khác nhau, đồng chí Lê Đức Thọ đã đem hết tâm sức, khả năng, trí tuệ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng; là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, có tài năng về nhiều mặt và nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao. Đồng chí thường được Đảng, Bác Hồ giao những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cử đến những nơi, những lúc và ở những khâu công tác có tính quyết định của cách mạng.

Đồng chí đã có những đóng góp rất quan trọng và là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ yếu của cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Đồng chí Lê Đức Thọ là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ yếu của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, người có công lao lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và có những đóng góp quan trọng trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta khẳng định: Đồng chí Lê Đức Thọ đã là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tận tụy với Tổ quốc, với Đảng và Nhân dân, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; nhà lãnh đạo tài năng, giàu kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước ta, có nhiều cống hiến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; người cộng sản mẫu mực với tinh thần cách mạng, tiến công kiên cường, bất khuất, lạc quan, đức tính cần kiệm, liêm chính và tình thương yêu đồng chí. Đồng chí Lê Đức Thọ được toàn Đảng, toàn dân và bạn bè quốc tế thương yêu và kính trọng. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân chương, danh hiệu vinh dự cao quý khác; Đảng và Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương Cách mạng Tháng Mười; Đảng và Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăngco.

                                                PHÓNG VIÊN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội