Thứ năm, 28/03/2024 - 21:04
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hơn 55.000 người Việt Nam được tiêm vaccine phòng Covid-19 an toàn

Chiều 8/4/2021, Bộ Y tế cho biết, tính đến hôm nay (8/4) sau một tháng triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.

Vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1/2/2021. Vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là 1 trong 3 vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021.

Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Hải Dương.

Từ ngày 8/3/2021, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam, với 3 địa phương đầu tiên triển khai là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Dương. Đến ngày 7/4, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca cho 55.151 người tại 19 tỉnh, thành phố, bao gồm: Các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương.

Trong quá trình triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn; các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị gì, đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng Covid-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, ho gà, uốn ván… Hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn cảm sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế. Những số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong một tháng qua thấp tương đương so với những số liệu do nhà sản xuất cung cấp. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.

Với phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó”, quy trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến. Đó là công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu; tuân thủ chặt chẽ từng khâu, từng bước tại tất cả các cơ sở tiêm chủng. Cơ sở tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 phải bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng luôn sẵn sàng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm chủng. Đồng thời với quá trình tiêm chủng, thông tin tiêm chủng của người đi tiêm được cập nhật, lưu trữ đầy đủ, hệ thống trong phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử, tiến tới quản lý và cấp chứng nhận điện tử tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam, kết nối với thế giới.

Trên cơ sở khuyến cáo của WHO và thực tiễn kết quả triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong một tháng qua, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia khuyến cáo người dân cần bình tĩnh, tích cực và chủ động thực hiện các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn về tiêm vaccine phòng Covid-19. Khi đến lượt mình được tiêm vaccine phòng Covid-19, hãy đến các cơ sở tiêm chủng của địa phương để được tiêm chủng, theo dõi sức khoẻ, thông tin cho nhân viên y tế về các phản ứng sau tiêm. Ý thức và hành động của mỗi người sẽ chung tay, góp sức đưa Việt Nam sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như hội nhập với quốc tế.

Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với WHO, các tổ chức quốc tế và các cơ quan chuyên môn để xác thực thông tin khoa học, chính xác về sự liên quan giữa vaccine và những phản ứng nặng sau tiêm chủng, nhất là những trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu và huyết khối sau tiêm vaccine; thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm người dân Việt Nam được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 an toàn, góp phần vào thành công của cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Học viện Quân y kết thúc thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam

Ngày 8/4, ba tình nguyện viên cuối cùng được tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax, kết thúc chương trình tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam tại Học viện Quân y.

Ngày 26/2, mũi tiêm thứ nhất của chương trình thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine Nano Covax được tiến hành song song tại Học viện Quân y (Hà Nội) và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức (tỉnh Long An). Tổng số người tham gia thử nghiệm giai đoạn 2 ở cả hai đơn vị là 560 người.

Các tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 tại Học viện Quân y.

Khác với thử nghiệm giai đoạn 1, tình nguyện viên phải ở theo dõi 48 giờ thì sang giai đoạn 2 này, tình nguyện viên sẽ chỉ ở lại địa điểm tiêm 60 phút sau khi tiêm để giám sát sức khỏe. Sau đó tình nguyện viên sẽ được về nhà và được giám sát sức khỏe bởi lực lượng y tế địa phương.

Trong giai đoạn 2, Học viện Quân y có 280 người đủ điều kiện tiêm thử nghiệm mũi 1. Tuy nhiên, do có việc đột xuất nên tới mũi 2, đã có hai tình nguyện viên xin rút, không tham gia tiêm mũi 2.

Theo đại diện Học viện Quân y, hiện tất cả trường hợp được tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax đều không có phản ứng nặng, chỉ có một số biểu hiện thông thường sau khi tiêm như: Sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm hay mệt mỏi.

Sau khi hoàn thành tiêm giai đoạn 2 vaccine Nano Covax, nhóm nghiên cứu tại Học viện Quân y sẽ đánh giá tính sinh miễn dịch, hiệu quả của vaccine Covid-19 trên các tình nguyện viên.

Dự kiến, giai đoạn 2 sẽ được báo cáo sơ bộ kết quả thử nghiệm vào tháng 5/2021. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ trình Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia để xem xét, đánh giá các cơ sở khoa học của giai đoạn 2, đồng thời xây dựng, lựa chọn mức liều tiêm hiệu quả nhất để tiếp tục thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Nano Covax là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam được đưa vào tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người, do Công ty cổ phần Công nghệ Nanogen nghiên cứu, phát triển.

Thêm 9 ca mắc Covid-19 mới được cách ly ngay khi nhập cảnh

Tối 8/4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca mắc Covid-19 mới được cách ly ngay khi nhập cảnh tại Hưng Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh.

           Cụ thể, bệnh nhân 2.660, nam, 23 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia. Bệnh nhân từ Ấn Độ quá cảnh Dubai, sau đó nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay EK394 ngày 6-4 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Hưng Yên. Kết quả xét nghiệm ngày 7/4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân 2.661, nam, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Bệnh nhân 2.662, nam, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 2-4, bệnh nhân 2.661-2.662 từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN311 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 8-4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam.

Bệnh nhân 2.663, nam, 31 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Bệnh nhân 2.664, nữ, 22 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Ngày 6/4, bệnh nhân 2.663-2.664 từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VJ8859 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ngày 7/4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Bệnh nhân 2.665, nữ, 38 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Ngày 31/3, bệnh nhân từ Angola nhập cảnh Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN88 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bắc Giang. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 8-4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân 2.666, nữ, 4 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Bệnh nhân 2.667, nữ, 33 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, là mẹ của bệnh nhân 2.666.

Ngày 3/4, bệnh nhân 2.666-2.667 từ Ucraina quá cảnh Qatar, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 6/4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh.

          Bệnh nhân 2.668, nam, 46 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Ấn Độ. Ngày 1/4, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E9471 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/4, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Như vậy tính đến chiều 8/4, Việt Nam có tổng cộng 1.603 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 36.971 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 516 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 20.830 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 15.625 người.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.429 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước  hiện có 81 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1 đến 3 lần gồm.

Để sống chung an toàn với đại dịch Covid-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Theo QĐND

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội