Thứ năm, 28/03/2024 - 19:50
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển vọng trên xứ Thanh

“Tỉnh Thanh Hóa với quy mô dân số hơn 3,4 triệu người, đông thứ 3 cả nước, có truyền thống cần cù, ham học hỏi, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp nên đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi nhằm đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhận thức rõ điều đó, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Trường Cao đẳng Nghề số 4 là một điển hình”. Anh Lý Văn Chương, Trưởng phòng Đào tạo nghề (Sở LĐTB&XH Thanh Hóa) tâm đắc khi trao đổi với chúng tôi về triển vọng phát triển của Phân hiệu Thanh Hóa Trường Cao đẳng Nghề số 4.

Từng nhiều dịp đến công tác tại Trường Cao đẳng Nghề số 4 ở Nghệ An nhưng khi được anh Chương và Trung tá Nguyễn Bá Thành, Giám đốc Phân hiệu Thanh Hóa dẫn đi tham quan một vòng cơ ngơi phân hiệu đóng tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa chúng tôi không khỏi “choáng ngợp” bởi quy mô. Anh Thành cho biết: “Tuy là phân hiệu, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010 nhưng từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đến ngành nghề đào tạo được đầu tư đồng bộ, hiện đại”. 

Giờ học thực hành sửa chữa điện tử của sinh viên tại phân hiệu Thanh Hóa.                 Ảnh C.T.V

Được biết, khi có chủ trương mở rộng địa bàn, cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4, Nhà trường đã tiến hành khảo sát ở nhiều tỉnh trên các tiêu chí: mức độ tăng trưởng kinh tế, khu công nghiệp, độ tuổi lao động… và nhận thấy nhiều địa phương có nhu cầu đào tạo nghề rất lớn như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh nhưng Thanh Hóa là địa bàn đáp ứng tất cả các tiêu chí đặt ra. Khi Đảng ủy, Ban Giám hiệu đặt vấn đề mở phân hiệu thì lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa hết sức ủng hộ. Bởi giai đoạn 2016-2020, tỉnh đặt mục tiêu đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đủ số lượng, nâng cao chất lượng; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trình độ nhân lực đạt khá so với cả nước và trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Để phân hiệu đi vào hoạt động, tỉnh đã tạo điều kiện tối ưu về nơi đặt trụ sở, thuê mặt bằng, đặc biệt, năm 2017 tỉnh phê duyệt cấp 5 héc ta đất ở trung tâm thành phố để trường đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng các khu chức năng, dự kiến cuối năm 2019 sẽ đưa vào sử dụng.

Tỉnh Thanh Hóa với gần 23.000 doanh nghiệp, trong đó, gần 1.000 doanh nghiệp được thành lập năm 2018, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng thanh niên xuất ngũ nên nhu cầu học nghề và tuyển dụng lao động qua đào tạo là rất lớn. Hơn nữa, những năm qua, đào tạo nghề ở Thanh Hóa đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác. Nhất là nhận thức của người lao động về học nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số học sinh phân luồng đăng ký học nghề ngày càng tăng, chú trọng vào các nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp như máy lạnh, công nghệ ô tô, cơ khí, điện… Đây được xem là những triển vọng rất lớn khi cơ sở mới của phân hiệu đi vào hoạt động.

Nhằm khai phá lợi thế đó, Nhà trường đã có nhiều chủ trương “đi tắt, đón đầu”. Hiện tại, 100% cán bộ, giáo viên của Phân hiệu Thanh Hóa có trình độ đại học, 30% trình độ thạc sĩ, đào tạo 17 ngành nghề, với  1.200 sinh viên, lưu lượng sinh viên hàng năm tăng khoảng 20-30%. Bên cạnh đó, phân hiệu cũng đã triển khai nhiều chương trình giảng dạy tiên tiến ở tất cả các cấp học và liên kết đầu ra với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Lilama, Công ty 319, SamSung… nên khả năng sinh viên ra trường có việc làm rất cao.

Ông Trần Sỹ Quỳnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Lilama 18 cho biết: “Những năm qua, công ty tuyển hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ở Phân hiệu Thanh Hóa. Chúng tôi đánh giá cao kỹ năng thực hành của sinh viên bởi các em được đào tạo theo vấn đề và dự án thực tế. Nghĩa là, trường xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng mềm, lấy sinh viên làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Quá trình thực tập đều có các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ. Họ còn là cầu nối giới thiệu việc làm cho sinh viên, là hình thức quảng bá cho hình ảnh của phân hiệu lẫn doanh nghiệp”.

               Mạnh Hùng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội