Thứ bảy, 30/03/2024 - 15:27
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sạt lở đất - Nỗi lo mùa mưa bão

Tình trạng sạt lở đất, đá xuất hiện ngày càng nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc xẩy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ những năm gần đây khiến người dân không khỏi hoang mang, lo sợ mỗi khi mùa mưa bão về.

Tình trạng sạt lở đất, đá xuất hiện ngày càng nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc xẩy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ những năm gần đây khiến người dân không khỏi hoang mang, lo sợ mỗi khi mùa mưa bão về.

Những ngày vừa qua, do hoàn lưu của bão số 8, gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ. Mưa kéo dài liên tục cũng khiến nhiều đồi, núi, nhiều đường sá… bị sạt lở.

Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây sạt lở taluy dương tại Quốc lộ 15C, đoạn qua bản Kéo Té, xã Nhi Sơn. Đây là con đường huyết mạch nối giữa huyện Mường Lát với miền xuôi của tỉnh Thanh Hóa, sạt lở đất đá khiến cho việc giao thông đi lại bị ảnh hưởng. Đoạn đường này đã có hiện tượng xê dịch, sạt lở từ lâu, mỗi năm cứ đến mùa mưa bão, chính quyền địa phương và Nhân dân sinh sống tại đây lại thấp thỏm lo âu.

Sạt lở trên QL15C đoạn qua bản Kéo Té, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Thanh Hóa.

 

Ngoài điểm sạt lở trên, tại Km40+200 QL15A, đoạn qua bản Mướp, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa cũng vừa mới xuất hiện điểm có nguy cơ sạt lở, buộc chính quyền địa phương phải di dời khẩn cấp 14 hộ dân để đảm bảo an toàn.

14 hộ dân bản Mướp, thị trấn Hồi Xuân được di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở cao 
trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bõa số 8 gây ra.

 

Những ngày qua, các huyện miền núi ở Nghệ An cũng ghi nhận liên tiếp các vụ sạt lở đất xẩy ra trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu... tuy chưa làm thiệt hại về người nhưng sạt lở đã làm ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông đi lại của người dân, gây ách tắc giao thông và làm chậm tiến độ nhiều công trình thi công.

QL 48D đoạn qua địa bàn xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An 
mưa lớn đã làm sạt lở núi, đá tảng lăn xuống lòng đường, đe dọa an toàn cho các phương tiện lưu thông.

 

Do ảnh hưởng của mưa lớn, thời gian qua, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng liên tiếp xẩy ra các vụ sạt lở đất ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ.

Đường giao thông nông thôn thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ bị sạt lở hôm 13/10/2021.

 

Anh Nguyễn Văn Định, thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ kể lại: “Do mưa to liên tiếp mấy ngày liền nên đoạn đường ngay trước mặt nhà tôi bắt đầu có hiện tượng lún và sạt lở. Chỉ trong đêm 13, rạng sáng ngày 14/10/2021 mà cả đoạn đường dài gần 190m đã bị cuốn trôi hết xuống sông. Sạt lỡ đã lấn sát đến ngõ và bắt đầu lấn vào vườn, trước mặt nhà chúng tôi ở đây là sông Ngàn Sâu, nếu trong một vài ngày tới tiếp tục có mưa lớn, nước sông Ngàn Sâu dâng cao thì nhiều khả năng sạt lở nghiêm trọng hơn sẽ khiến nhà cửa của chúng tôi bị cuốn trôi mất”.

Nói về vấn đề này, đại diện chính quyền xã Đức Lạng cho biết, mùa mưa lũ năm 2020, tuyến đường này đã bị sạt lở 1 lần, năm nay lại tiếp diễn. Chúng tôi đã đến hiện trường nắm tình hình, thông báo cho người dân được biết, chỉ đạo lực lượng Công an rào chắn, và đặt biển thông báo 2 đầu để người dân không đi lại vùng nguy hiểm, đồng thời báo cáo lên cấp trên kịp thời có phương án xử lý.

Là địa bàn có diện tích phần lớn là đồi núi, mùa mưa bão về, sạt lở đất, đá cũng trở thành nỗi lo thường trực của người dân huyện Hương Sơn. Bão số 8 vừa qua, mưa lớn cũng gây sạt lở núi tại địa bàn hai xã Sơn Châu và Sơn Kim 1, làm tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường quốc lộ 8A. Đặc biệt, khu vực ngay dưới chân núi Nầm có đến hàng trăm hộ dân sinh sống bao đời nay, vấn đề sạt lở làm người dân nơi đây thật sự hoang mang.

Sạt lở gây tắc nghẽn giao thông trên đường Quốc lộ 8A đoạn qua xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

 

Trước đó, vào giữa tháng 9, do ảnh hưởng của mưa lớn, hàng chục khối đất từ triền đồi phía sau nhà đổ xuống làm sập bờ tường của một hộ dân ở xã Sơm Hàm, huyện Hương Sơn, khiến 2 cháu nhỏ bị thương.

Vừa qua, cũng do ảnh hưởng từ bão số 8, tại khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có mưa rất to. Mưa lớn nhiều ngày khiến khu vực Bốt Đỏ, xã Phú Vinh, huyện A Lưới xảy ra tình trạng sạt lở khiến đất đá đổ xuống khu dân cư, nhiều vết nứt gãy xuất hiện, uy hiếp hơn 30 hộ dân sinh sống nơi đây.

Khu vưc xảy ra sạt lở đất ở chợ Bốt Đỏ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế gây nguy hiểm cho người dân.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng sạt lở tại nhiều đồi núi dọc theo Quốc lộ 49A đoạn qua các xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, Phú Vinh, Sơn Thủy, khu vực đèo A Co, dọc đường Hồ Chí Minh của huyện A Lưới…,  tình trạng sạt lở đất, lũ quét ở các vùng ven biển, sông, suối, vùng núi xã Hải Dương, thành phố Huế, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc cũng tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 8 đã khiến đất đá tại nhiều vị trí 
sụt trượt xuống trên tuyến QL49, đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Mặc dù Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã cảnh báo các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, đá vùng đồi núi, sạt lở bờ sông, bờ biển tại 9 huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo cho các các địa phương có nguy cơ sạt lở cao chủ động theo dõi, nắm tình hình, kịp thời có phương án xử lý khi có tình huống xẩy ra, nhất là việc di dời người dân đến nơi an toàn nhưng trước mùa mưa bão đang ở phía trước, đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

Tại Quảng Trị, những ngày trước đó, mưa lớn cũng đã khiến sạt lở trên tuyến đường ĐT 588a đoạn qua xã Triệu Nguyên, huyện Đakrong tại Km 5+690 với số lượng đất đá ước tính gần 200m3. Các tuyến đường Tân Đi 1, Tân Đi 3 xã A Vao, cống tràn đường bản Vây, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa… cũng bị ảnh hưởng khiến việc đi lại của người dân bị tê liệt hoàn toàn trong nhiều giờ liền.

Vị trí sạt lở gần cầu Nguồn Rào trên tuyến đường vào xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

 

Nhiều năm qua, mưa lũ gây sạt lở đất cũng đã trở thành nỗi ám ảnh với những người dân ở huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhất là người dân ở các bản, làng, sống xung quanh khu vực chân núi.

Điển hình  là xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, nơi thường xuyên xảy ra sạt lở mỗi khi mưa bão về. Hiện cả xã có hàng chục hộ dân sống trong vùng nguy cơ cao bị sạt lở, nhiều nhà dân sống dựa lưng vào vách núi. “Những ngày này mưa to, buổi tối chúng tôi ngủ không khi nào ngon giấc, nằm xuống là cứ lo mưa nhiều, nước mưa ngấm vào đất đá trên núi, sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, chị Đoàn Thị Tuyết, một hộ dân sinh sống dưới chân núi xã Hưng Trạch nói.

Nỗi lo sạt lở đất của người dân Quảng Bình mỗi khi mùa mưa bão đến.

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho biết, mùa mưa bão năm nay, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng nhiều phương án ứng phó với lũ lụt, sạt lở đất. Chỉ đạo quyết liệt cho các địa phương chủ động trong việc phòng, chống thiên tai, nhất là sạt lở đất, không để bị động, bất ngờ như chuẩn bị dự trữ đầy đủ nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc men tập trung tại các thôn, bản dễ bị chia cắt, cô lập bảo đảm từ 10 ngày trở lên để sẵn sàng hỗ trợ Nhân dân khi có sự cố...

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 18-10, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến hầu hết đến các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ ngày 18-10, khu vực từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa to đến rất to càng tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi, ngập úng tại vùng trũng, thấp ven sông.

Nhiều vụ sạt lở trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ những ngày vừa qua là lời cảnh báo người dân cần nêu cao hơn nữa tinh thần cảnh giác trước mùa mưa bão năm nay, tránh để xẩy ra mất an toàn đáng tiếc về người và tài sản.

NGUYỄN NGA (St)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội