A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định mới về ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can

Ngày 01/02/2018 liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao và Bộ Quốc phòng đã ban hành thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Hiệu lực của Thông tư kể từ ngày 18/03/2018.

Thông tư quy định rõ, cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội sẽ quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Quá trình này, cán bộ hỏi cung có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh song đọc rõ thời gian và nêu rõ lý do.

Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội (người bị hỏi cung) phải đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan điều tra, VKSND để được bố trí phòng chuyên dụng trong việc ghi âm, ghi hình có âm thanh. Sau đó, cán bộ hỏi cung làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can đang tại ngoại theo quy định. Thông tư nêu rõ việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải được thông báo cho người bị hỏi cung và ghi vào biên bản. Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu đang hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai.

Trong giai đoạn truy tố, VKSND sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ truy tố. Tại phiên tòa, bị cáo tố cáo các hành vi bị bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra thì Hội đồng xét xử phải công bố các nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can là rất tiến bộ, phù hợp với thực tiễn, hạn chế đến mức tối đa tình trạng ép cung, mớm cung, đánh đập bị can, hạn chế thấp nhất những vụ án oan sai trong tương lai gần. Việc có các bản ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, lấy lời khai làm tăng tính khách quan của quá trình điều tra, hạn chế bức cung, nhục hình. Đồng thời, đó là căn cứ vật chất quan trọng khẳng định bị can có tội hay không có tội, tiến tới chấm dứt oan sai trong hoạt động tố tụng.

    Trần Quang Hùng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội