Thứ năm, 28/03/2024 - 22:49
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
Hưởng ứng Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về Cục Chính trị Quân khu 4"

Bài viết kỷ niệm sâu sắc về Cục Chính trị: Ngọn đèn không bao giờ tắt

Tôi biết Đại tá, Nhà báo Phan Xuyến Thanh Đồng từ năm 1986. Sau những năm công tác ở chiến trường Khu 5 rồi sang chiến trường Campuchia bị thương tôi được chuyển về vùng đất lửa Khu Bốn. Nhà báo Phan Xuyến Thanh Đồng ảnh hưởng đến tôi rất lớn. Đời sống gia đình hết sức khó khăn, nhưng ông không bao giờ nản lòng. Vốn là người thẳng thắn, cởi mở, chân thành, đam mê với công việc, ông không bao giờ ngơi nghỉ, với cây bút bằng những bài báo mới, giàu tính xây dựng và tính chiến đấu rất cao. Cho đến khi ông về hưu đến tuổi Tám tư, tôi vẫn bám theo ông để học...

Không chỉ mình tôi mà những người lính Khu Bốn, nhất là thế hệ những người làm báo từ năm 1955 đến nay sẽ không bao giờ quên ông - một con người hết mực thủy chung, một chiến sĩ làm báo tận tuỵ, nhạy bén, sắc sảo vì nước, vì dân... Đối với tôi, ông còn là người thầy và là ngọn đèn sáng “Không bao giờ tắt” soi mỗi bước tôi đi. Bên cạnh ông suốt cả chặng đường dài 30 năm, tôi đúc rút ra bài học là vốn quý của con người không phải giàu có bằng tiền bạc, của cải mà thái độ với cuộc sống mới là vốn quý nhất.

Nhà báo Phan Xuyến Thanh Đồng (thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Tư liệu

 

Nhà báo Phan Xuyến Thanh Đồng, tên thật là Phan Xuyến, sinh năm 1932, ở thôn Thọ Linh, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Vốn là một học sinh giỏi xuất sắc của Trường Thọ Linh, nơi sinh ra nhiều nhà cách mạng và tướng lĩnh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã sớm giác ngộ đi theo cách mạng, trong đội thiếu niên xung kích trên mặt trận giáo dục tư tuởng, dạy bình dân học vụ. Năm 1952, nhập ngũ, ông trở thành cán bộ chính trị của Huyện đội Quảng Trạch. Năm 1965, ông làm trợ lý Huyện đội rồi lên Quân khu làm Trợ lý Tuyên huấn và là cộng tác viên cho nhiều tờ báo Trung ương, địa phương. Năm 1960, Nhà báo Thanh Đồng là phóng viên Mặt trận B4. Sau đó ông được giao phụ trách tờ Báo Quân khu Bốn. Đồng đội, bạn đọc và những người làm báo từ năm 1960 - 1990, khắc ghi một nhà báo chiến sĩ xông xáo trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Với tác phong sâu sát, nhanh nhạy ông đã có mặt trên các chiến hào, các công trường, xưởng máy với nhiều bài viết sắc sảo khắc họa bao chiến công vang dội của quân và dân Khu Bốn, vừa sản xuất, vừa đánh giặc được đăng trên các Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân. Ông còn là người cầm bút đi đầu trong chống lại những biểu hiện sai lệch trên mặt trận tư tưởng. Điển hình là Truyện ký “Một cái chết”, đã được chuyển thể xây dựng thành phim với tựa đề “Bức điện khẩn”, phơi bày bộ mặt thật của những kẻ cổ súy luận điệu “đa nguyên, đa đảng”...  Sau năm 1990, Nhà báo Thanh Đồng nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng ông bảo: “Đó mới chỉ là thủ tục hành chính” làm gì cũng thế “sinh nghề, tử nghiệp”. Với chiếc xe đạp cà tàng ông lăn lộn vào hiện thực sinh động của cuộc sống với nhiều bài viết được đăng trên Báo Quân đội Nhân dân và một số tờ báo khác với nội dung thật tươi mới, đầy sức chiến đấu, đã góp một phần giúp chúng ta vững tin, không đi chệch hướng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.

Tôi đã có một kỷ niệm sâu sắc trong đời làm báo của mình, đó là vào năm 1987, trong đoàn cán bộ tôi được tháp tùng đồng chí Thiếu tướng Lê Văn Dánh, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (mang theo 4 tấn gạo vào thăm bà con bị thiệt hại nặng do bão lụt ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Nghệ Tĩnh). Sau đợt công tác, đồng chí Nguyễn Dĩnh, Bí thư Huyện ủy xin cho tôi ở lại với huyện vài ngày nữa. Trong mấy ngày đó tôi được đi thực tế một số nơi trong huyện bị tàn phá nặng. Điều gây sốc trong tôi là 12 mặt hàng: Lương thực, chăn màn, thuốc men, quần áo, tấm lợp, xi măng... mà các tổ chức quốc tế, các tỉnh gửi đến tay bà con Kỳ Anh chỉ từ 5 - 6% mỗi thứ. Tôi còn nghe cuộc điện đàm giữa đồng chí Nguyễn Ký, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh với đồng chí lãnh đạo phụ trách phòng, chống thiên tai trên tỉnh:

- Đề nghị tỉnh gửi gấp số gạo mà khối EEC gửi giúp Kỳ Anh, chứ một chuyên gia của họ vào đòi kiểm tra.

- Huyện lấy một ít gạo đâu đó cho họ kiểm tra tạm cũng được!

- Không được đâu! Họ kiểm tra rất kỹ từ bao bì, hạt gạo đến cái tem đính kèm nữa. Mình không dối được đâu!

- Thế này nhé! Huyện bố trí cho vị chuyên gia đi thực tế một số vùng trước. Ngoài này chuyển 5 tấn gạo/1.500 tấn vào để chiều mai họ kiểm tra là kịp được không?

- Vậy chúng mình thống nhất kế hoạch này nhé! Cảm ơn anh!

Kế hoạch cho chuyên gia khối EEC kiểm tra vậy là trót lọt. Điều làm tôi buồn, có phân xót lòng kết cục thì cũng chỉ có 5-6% mỗi thứ của 12 mặt hàng gửi vô thôi. Tôi đành viết phóng sự điều tra: “Chỉ có 5-6% của 12 mặt hàng cứu trợ đến tay vùng bão lũ Kỳ Anh, tỉnh Nghệ Tĩnh”. Tôi thông qua bài viết với Nhà báo Thanh Đồng. Xem xong rồi ông tấm tắc khen: “Bài viết tốt lắm! Nhưng có điều bài này không thể đăng trên thông tin đại chúng được”. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, ông giãi bày: “Bài viết tốt nhưng có thể ảnh hưởng đến quốc tế đấy đồng chí ạ!”. Tôi vẫn làm thinh, mang bài gửi phát nhanh ra Báo Quân đội Nhân dân. Hai hôm sau tôi nhận được phúc đáp của Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân. Nội dung phúc đáp cũng trùng khớp với nội dung Nhà báo Thanh Đồng đã góp ý. Tỉnh Nghệ Tĩnh cũng được nhận thư phúc đáp, kèm theo bài báo tôi viết và ý kiến của Tổng biên tập Trần Công Mân đề nghi tỉnh kiểm điểm rút kinh nghiệm và có thư xin lỗi các tỉnh, các tổ chúc quần chúng trong nước đã chung tay cứu trợ bà con vùng bão lũ tỉnh Nghệ Tĩnh nói chung,  huyện Kỳ Anh nói riêng. Ở cơ quan tôi cũng có lời ra tiếng vào đề nghị chi bộ và cơ quan họp kiểm điểm tôi. Nhà báo Thanh Đồng đã tỏ thái độ rõ ràng: “Chỉ có phóng viên có đồng cảm hoàn cảnh với dân mới can đảm viết bài báo đó, không khen thì thôi sao lại đưa ra kiểm điểm”. Sau vài ngày tôi được đọc bài báo của Nhà báo Thanh Đồng đăng trên trang 1 Báo Quân đội Nhân dân: “Lá lành đùm lá rách thì nên đùm thế nào cho đẹp” thấm thía ấm lòng lắm.

Thêm một kỷ niệm nhớ mãi trong đời tôi. Đó là năm 1990, chủ trương của Tổng cục Chính trị cho các Quân khu, Quân đoàn giải tán các tòa soạn báo ở cấp mình. Nhà báo Thanh Đồng cùng Đại tá Phi Sáu, Đại tá Doãn Yến đều là lãnh đạo Phòng Tuyên huấn Quân khu. Vốn các ông đều là những nhà báo kỳ cựu từ các chiến trường về và thấu hiểu giá trị, sức mạnh hiệu quả của báo chí. Mặc dù không tỏ rõ bức xúc, nhưng các ông không thật hài lòng với chủ trương đó. Nhà báo Thanh Đồng bày tỏ: “Công tác chính trị nói chung, tuyên huấn và báo chí nói riêng là hồn cốt của Lực lượng vũ trang Quân khu, sao có thể giải tán được”. Cấp ủy Phòng Tuyên huấn được sự đồng tình ủng hộ của Đảng ủy, lãnh đạo Cục Chính trị và Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đều nhất trí với quan điểm vẫn giữ nguyên biên chế Báo Quân khu. Biên chế tờ báo vì thế vẫn tồn tại nguyên vẹn trong biên chế Phòng Tuyên huấn. Duy chỉ có tờ báo là thu nhỏ thành bản tin cỡ 13x19 cm với nhiều trang chỉ đăng tin ngắn khoảng 20 - 30 từ và phát hành nội bộ. Anh em phóng viên không ai nản lòng mà phấn khởi vì được cấp ủy, lãnh đạo các cấp tin yêu nên say sưa lao vào thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.

Nhà báo Thanh Đồng khi nghỉ hưu nhưng ông không nghỉ việc. Ông còn là một trong những người sáng lập ra Câu lạc bộ thơ Hồng Lam, Câu lạc bộ thơ Trường Thi, Câu lạc bộ đọc báo Quân đội Nhân dân. Trong đó, Câu lạc bộ đọc báo Quân đội Nhân dân đã trở thành điểm hẹn cuốn hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội, nhất là học sinh, sinh viên Trường Đại học Vinh. Với Nhà báo Thanh Đồng, tờ Báo Quân đội Nhân dân, Báo Quân khu Bốn là người bạn tri kỷ. Ông theo dõi đọc kỹ từng trang, từng chuyên mục trong số báo hàng ngày, báo Cuối tuần, báo điện tử, Nguyệt san Nhân chứng & Sự kiện. Những bài nào, tin nào tốt ông tổ chức cùng đồng nghiệp học tập, rút kinh nghiệm. Chuyên mục nào, bài nào chưa đáp ứng ông gửi góp ý bổ sung với ban biên tập ngay. Cuối đời Nhà báo Thanh Đồng còn để lại cho hậu thế nhiêu tập truyện kí bổ ích.

Đại tá, Nhà báo Thanh Đồng đã đi xa, nhưng ông vẫn là “ngọn đèn không bao giờ tắt” trong thế hệ những người làm báo và bạn đọc hôm nay.

THUẬN THẮNG


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội