Thứ năm, 28/03/2024 - 17:10
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“Giữ chân” đảng viên xuất ngũ, bài toán khó cần có lời giải

Đảng viên là quân nhân xuất ngũ luôn là nguồn cán bộ chất lượng cao, là những “hạt giống đỏ” đối với các địa phương, nhất là những địa phương vùng đặc thù. Nhận thấy vai trò của đảng viên xuất ngũ đối với cơ sở, hàng năm Thường vụ Đảng ủy Quân khu 4 đều có văn bản, chỉ thị, hướng dẫn các Đảng bộ trực thuộc về việc tạo nguồn, phát triển đảng viên. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, 6 tỉnh trên địa bàn Quân khu có hơn 3.500 đảng viên kết nạp trong quân ngũ trở về địa phương. Tuy nhiên, khi xuất ngũ về địa phương, một bộ phận đảng viên vì nhiều lý do không tham gia sinh hoạt Đảng, dẫn tới hiện tượng “Chảy máu đảng viên”. Thực tế đó, đặt ra cho công tác phát triển Đảng trong Đảng bộ Quân đội nói chung, Đảng bộ Quân khu 4 nói riêng nhiều vấn đề cần giải quyết để “giữ chân” và nâng cao chất lượng, hiệu quả đảng viên xuất ngũ.

Bài 1: “Vườn ươm” những “hạt giống đỏ”

Tìm hiểu thực tế ở các địa phương trên địa bàn Quân khu, lãnh đạo, cấp ủy các cấp đều đánh giá cao chất lượng, vai trò, tầm quan trọng của đảng viên xuất ngũ đối với cơ sở, tất cả đều khẳng định, Quân đội chính là “vườn ươm” những “hạt giống đỏ” cho địa phương. Thực tế qua hoạt động cơ sở đã chứng minh, vai trò và những đóng góp của đảng viên kết nạp Đảng trong Quân đội đối với địa phương hết sức to lớn... Từ đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc tạo nguồn, phát triển đảng viên trong Quân đội.

Tìm hiểu qua Phòng Tổ chức Quân khu 4, chúng tôi được biết, thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn các cấp, những năm gần đây tổ chức Đảng các đơn vị trong toàn Quân khu luôn chú trọng việc bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng. Đặc biệt, công tác chọn nguồn, bồi dưỡng, định hướng, kết nạp đảng viên được các tổ chức Đảng triển khai thực hiện hết sức chặt chẽ, bảo đảm quy định, Điều lệ Đảng. Nhờ vậy, đảng viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương luôn phát huy vai trò, tiền phong gương mẫu, góp phần quan trọng vào xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó, việc quản lý, bố trí, sử dụng đảng viên sau khi xuất ngũ được các địa phương tiến hành chặt chẽ. Hàng năm, trước khi đảng viên xuất ngũ đều được đơn vị chuyển hồ sơ Đảng và giới thiệu tham gia sinh hoạt tại các chi bộ, đảng bộ nơi cư trú. Tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, Ban Chỉ huy Quân sự cấp phường, xã, thị trấn sàng lọc, giới thiệu cho các tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở để đảng viên xuất ngũ tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, xóm, khu phố. Nhằm vận động, khuyến khích lực lượng này đóng góp sức trẻ, trí tuệ cho quê hương, nhiều đảng viên trẻ sau khi xuất ngũ được cấp ủy, chính quyền các cấp bố trí đảm nhiệm các cương vị như: Bí thư chi đoàn và phó bí thư chi đoàn kiêm thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân, chỉ huy trưởng, chỉ huy phó quân sự xã, phường, thị trấn...

Thừa Thiên Huế là địa phương có những yếu tố khó khăn tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đảng viên và tạo nguồn cán bộ. Do vậy, những năm qua cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Thừa Thiên Huế hết sức coi trọng việc tạo nguồn và phát huy vai trò đảng viên kết nạp trong Quân đội trở về địa phương.

Huyện Phú Vang là địa phương điển hình của Thừa Thiên Huế trong công tác tạo nguồn và phát triển Đảng đối với quân nhân đang tại ngũ. Theo ông La Phúc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Vang, do đặc thù địa phương, số thanh niên đến tuổi trưởng thành thường đi làm ăn xa đã ảnh hưởng, tác động đến việc tạo nguồn phát triển đảng viên. Năm 2015, Huyện ủy ra Nghị quyết chuyên đề tạo nguồn và phát triển, sử dụng đảng viên trong quân ngũ về địa phương đã góp phần giải bài toán khó khăn về nguồn cán bộ. Được biết, hiện nay hơn ½ số cán bộ chủ chốt ở các xã, thị trấn của huyện Phú Vang đã trải qua quân ngũ, trong số đó có rất nhiều đồng chí kết nạp Đảng trong Quân đội và  phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

Đồng chí Giàng A Chống, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng bản Ón, xã Tam Chung, Mường Lát hướng dẫn kỹ thuật 
chăm sóc ngô lai cho Nhân dân, tháng 3 năm 2021.

 

Đồng chí Trần Quốc Thắng, Trung đội trưởng, Trung đội dân quân biển thị trấn Thuận An là một điển hình. Sau hai năm rèn luyện ở Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 206, năm 2011, đảng viên, quân nhân Trần Quốc Thắng trở về địa phương. Với vốn kiến thức được tích lũy trong quân ngũ cùng sự gương mẫu, nhiệt tình trong mọi hoạt động, anh Thắng được bố trí đảm nhiệm cương vị Bí thư Chi đoàn thôn An Hải rồi giữ chức Trung đội trưởng, Trung đội dân quân biển thị trấn. Là địa phương có đông đồng bào theo đạo và chủ yếu làm nghề biển nên các hoạt động phong trào của thôn An Hải trước đây có thời điểm còn hạn chế. Nhưng từ khi đồng chí Thắng giữ cương vị Bí thư Chi đoàn phong trào bề nổi của thôn không ngừng nâng lên. Không những tích cực tham gia tuyên truyền bà con thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giúp Nhân dân phòng, chống khắc phục hậu quả lũ lụt đồng chí Thắng bồi dưỡng, giúp đỡ chiến sĩ dân quân Hồ Du là giáo dân kết nạp vào Đảng.

Về xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), khi hỏi về đồng chí Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Triệu Vân, ai ai cũng ca ngợi đồng chí Lâm là người cán bộ luôn tận tụy với nhiệm vụ, hết lòng vì Nhân dân và là điển hình trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trưởng thành từ môi trường quân ngũ tại Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, năm 2004, anh Lâm được kết nạp Đảng. Cuối năm 2004, anh xuất ngũ về địa phương; Từ những trải nghiệm và kiến thức được bồi dưỡng quá trình rèn luyện trong quân ngũ, đảng viên Nguyễn Văn Lâm cùng chi ủy, chi bộ đưa ra những nghị quyết sát đúng với nhu cầu của bà con trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Qua thời gian hoạt động thực tiễn, anh được phân công giữ chức Trung đội trưởng dân quân cơ động, Chỉ huy phó, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã… nay là Chủ tịch UBND xã Triệu Vân. Là địa phương ven biển nên đời sống của bà con nơi đây hết sức khó khăn. Qua nghiên cứu, học tập và với bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ”, đồng chí Nguyễn Văn Lâm đã nhận 4 ha đất cát ven biển, vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng hồ nuôi tôm trên cát. Sau hai lứa đầu thành công, anh đã vận động và giúp đỡ, hỗ trợ một số gia đình về vốn, kiến thức để phát triển mô hình nuôi tôm trên cát. Năm 2015, sự cố môi trường biển khiến tình hình an ninh trật tự và đời sống Nhân dân địa phương hết sức phức tạp và gặp khó khăn. Anh đã tham mưu cho UBND xã đề ra các giải pháp ổn định tình hình và hỗ trợ Nhân dân chuyển đổi nghề sản xuất…

Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) trước đây có thời kỳ không có chi bộ, các hoạt động phong trào của bản hiệu quả không cao. Do đặc thù bản Ón là 100% đồng bào dân tộc H’ Mông di cư từ tỉnh Sơn La sang, không có chi bộ nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân rất hạn chế. Nhưng từ năm 2012 khi đảng viên Giàng A Chống, Chiến sĩ Trung đoàn 762, Bộ CHQS Thanh Hóa xuất ngũ về địa phương được giao nhiệm vụ đảm nhiệm Bí thư Chi bộ và nay kiêm Trưởng bản, bản Ón đã có sự khởi sắc vươn lên. Sau khi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, đảng viên Giàng A Chống hết sức coi trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên. Từ Chi bộ sinh hoạt ghép, đến nay Chi bộ bản Ón đã phát triển gần 20 đảng viên. Điều phấn khởi nhất là vai trò các đảng viên luôn được phát huy, theo đó các hủ tục lạc hậu được xóa bỏ và đời sống kinh tế, văn hóa của bà con trong bản không ngừng nâng lên.

Được biết để trưởng thành như hôm nay, trong gần ba năm quân ngũ Giàng A Chống không những được đơn vị kết nạp vào Đảng, mà còn được đào tạo ba tháng kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước, theo chủ trương đào tạo nguồn cán bộ cho cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Thanh Hóa.

Nói về vai trò đảng viên là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định: “Nhận thức rõ tầm quan trọng của đảng viên là quân nhân xuất ngũ đối với cơ sở nên những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra một số chủ trương và lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tạo nguồn phát triển đảng viên từ thanh niên nhập ngũ. Theo đó, hàng năm các địa phương rà soát số công dân có trình độ, phẩm chất, đạo đức đưa vào nguồn nhập ngũ và mở lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng. Ngay sau khi về địa phương, cấp ủy, chính quyền rà soát đưa các đồng chí trong diện quy hoạch bố trí giữ các chức vụ ở cơ sở”. 

Theo Đại tá Đỗ Khắc Toàn, Trưởng phòng Tổ chức Quân khu 4 qua khảo sát cho thấy, đội ngũ đảng viên xuất ngũ về các địa phương đều giữ vững bản lĩnh chính trị, nhiều đồng chí còn phát huy kiến thức tích lũy được để xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Trong đó, nhiều đồng chí được bố trí việc làm trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã góp phần tăng nguồn cán bộ trẻ, tỷ lệ lãnh đạo trẻ, tăng sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị địa phương ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những bất cập, khó khăn đặt ra trong việc sử dụng và phát huy hơn nữa vai trò của những đảng viên là bộ đội xuất ngũ. Bởi, sau khi xuất ngũ về địa phương, một bộ phận đảng viên vì nhiều lý do không tham gia sinh hoạt Đảng, dẫn tới hiện tượng “Chảy máu đảng viên”. Nguyên nhân có nhiều, trong đó chủ yếu là do khi về địa phương đảng viên không tham gia công tác xã hội, số khác không được bố trí sắp xếp công việc, người lại muốn đi làm ăn xa...

Bài 2: Những “hạt giống đỏ” không nảy mầm xanh

NHÓM PHÓNG VIÊN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội