A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi để hạ gục "pháo đài bay" B-52?

Nhiều người hiện vẫn cho rằng để bắn rơi được "pháo đài bay" B-52, Quân đội ta đã cải tiến, nối tầng đạn tên lửa 1D (V-750V/V750VM) nằm trong tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2 theo phân loại của NATO).

Với mục đích giúp bạn đọc hiểu hơn về sự sáng tạo trong cách đánh, vạch nhiễu tìm thù của Bộ đội Tên lửa trong 12 ngày đêm Chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" và sự thực có cần thiết phải nối tầng SAM-2 mới bắn được B-52 hay không?

Theo các thông số được cung cấp chính thức, tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina SAM-2 có tầm vươn cao tới 27km và tầm bắn tới 35km. Với thông số này, SAM-2 thừa sức bắn được B-52 mà không cần cải tiến gì thêm. Tuy nhiên, bắn B-52 không hề đơn giản bởi.... nhiễu chủ động và thụ động do bản thân máy bay ném bom chiến lược này và phi đội hộ tống phát ra. Ngoài ra, Bộ đội Tên lửa Việt Nam còn phải đối phó với tên lửa chống radar Shrike do không quân chiến thuật Mỹ phóng để áp chế hệ thống phòng không.

Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi để hạ gục "pháo đài bay" B-52?
SAM-2 là một trong những khí tài quân sự hiện đại mà Bộ đội Tên lửa đã làm chủ trong thực tiễn chiến đấu ác liệt và sử dụng để vít cổ "pháo đài bay". Ảnh tư liệu

Thực tế, ngày 1/5/1960, tổ hợp SAM-2 thế hệ đầu tiên sử dụng đạn tên lửa 1D đã bắn hạ một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của không quân Mỹ ở tỉnh Sverdlovsk khi nó đang bay ở độ cao 20km. Viên phi công điều khiển chiếc U-2 nói trên là Francis Gary Powers đã buộc phải nhảy dù và bị bắt giữ.

Đạn tên lửa trong tổ hợp SAM-2 là tổng thành của nhiều yếu tố như: Cơ khí chính xác, khí động học, điều khiển điện tử... Toàn bộ các thành phần của đạn đều đã được tính toán và thử nghiệm đảm bảo cho khả năng hoạt động tối ưu và chính xác. Việc can thiệp vào phần cứng của đạn sẽ làm thay đổi trọng tâm, hình dáng khí động và thuật điều khiển của đạn.

Ngoài ra, để đạn tên lửa "cải tiến" hoạt động được cần thay đổi cả giá phóng, thiết bị điện tử điều khiển và thậm chí là cả phương thức phóng. Từ những thông tin trên có thể thấy, việc nối tầng tên lửa SAM-2 thực hiện ở Việt Nam giai đoạn những năm 60, 70 của thế kỷ trước là không khả thi (toàn bộ các tổ hợp tên lửa phòng không đều là hàng viện trợ hoặc nhập từ Liên Xô).

Có thể thông tin nối tầng tên lửa SAM-2 chỉ là phương thức nghi binh của ta làm địch không phát hiện được những sáng tạo trong cách đánh, chiến thuật vốn là thế mạnh của quân và dân ta.

Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi để hạ gục "pháo đài bay" B-52?
Sức mạnh của Phòng không-Không quân Việt Nam là dám đương đầu, dù có phải hy sinh. Đó là một trong những điểm sáng về tinh thần yêu nước, anh hùng cách mạng. Ảnh minh họa

Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).

TUẤN SƠN

https://www.qdnd.vn/50-nam-chien-thang-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong/giai-ma-b52/noi-tang-sam-2-co-can-thiet-va-kha-thi-de-ha-guc-phao-dai-bay-b-52-714575


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội