Thứ năm, 18/04/2024 - 13:52
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 kiểm tra Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình. Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Khăm Muồn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Viêng Chăn (Lào) Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4: Kiểm tra tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào Quân khu 4: Khai giảng bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt”
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

 Công lao to lớn và cống hiến xuất sắc của Tổng Bí thư Lê Duẩn

Một trong những giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi của đồng chí Lê Duẩn chính là trên cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, đồng chí đã có mặt ở hầu như tất cả các vùng miền Nam để khảo sát hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, từ đó chỉ đạo tổ chức, xây dựng lại các cơ quan Đảng ngày càng chặt chẽ, vững mạnh. Đồng chí Lê Duẩn đã kịp thời phát hiện ra những khó khăn của cách mạng miền Nam và năm 1956, đồng chí đã soạn thảo văn kiện nổi tiếng “Đề cương Cách mạng miền Nam” - phác thảo quan trọng cho con đường cách mạng giải phóng miền Nam. Bản đề cương có giá trị đột phá, khai thông, tạo niềm tin cách mạng, dấy lên phong trào Đồng khởi mạnh mẽ ở miền Nam những năm 1959-1960. Đây còn là sự chuẩn bị cả về cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta hoạch định đường lối cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Trị - mảnh đất địa đầu giới tuyến phải trải qua nhiều thử thách, cam go. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề, đòi hỏi phải chuyển hướng, tìm ra con đường đấu tranh thích hợp. Giữa năm 1957, đồng chí Lê Duẩn được Trung ương điều ra Hà Nội công tác bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh để chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Tuy vừa mới ở Nam Bộ ra, nhưng khi biết tin Tỉnh ủy Quảng Trị mở Hội nghị tại Hà Nội vào tháng 10/1957, đồng chí Lê Duẩn vẫn dành thời gian và trực tiếp đến truyền đạt tinh thần “Đề cương Cách mạng miền Nam”. Đây là hội nghị mang tính bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Quảng Trị. Trăn trở với mặt trận Trị- Thiên đầy khốc liệt, đồng chí luôn liên lạc, nắm bắt, chỉ đạo sát với tình hình, đồng thời gửi lời cổ vũ, động viên Đảng bộ Quảng Trị, Vĩnh Linh kiên cường vượt qua gian khổ, hy sinh, thi đua lập công. Khi cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn quyết liệt, không trực tiếp vào sâu chiến trường Quảng Trị, đồng chí Lê Duẩn luôn theo dõi sát sao tình hình ở Quảng Trị, nhắn gửi các đồng chí lãnh đạo và chỉ đạo cụ thể qua những bức thư gửi cho Khu ủy và Quân khu ủy Trị Thiên.

 

Thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn.

 

Khi đế quốc Mỹ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và đồng chí Lê Duẩn, ta kịp thời tập trung quân chủ lực mở chiến dịch đường 9 - Nam Lào, rồi chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Với thắng lợi trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, lần đầu tiên ở miền Nam, quân và dân ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng phần lớn tỉnh Quảng Trị và kiên cường đánh bại cuộc phản công chiến lược của địch, tiêu biểu nhất là 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, cơ bản giữ được vùng giải phóng, tạo thế và lực mới cho cách mạng miền Nam. Thắng lợi này khẳng định sự lãnh đạo, chiến lược tài tình, đúng đắn và kịp thời của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và đồng chí Lê Duẩn.

Đồng chí Lê Duẩn và các cấp lãnh đạo, chỉ đạo của ta đã phân tích và lượng định đúng tình hình, thời cơ, hạ quyết tâm mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam vào thời điểm có lợi nhất trên một hướng chiến lược quan trọng; vận dụng sáng tạo chiến lược chiến tranh nhân dân; từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy và kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích; linh hoạt sử dụng đúng lúc sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, binh chủng trên chiến trường Trị- Thiên tiến lên giành thắng lợi quyết định. Nghệ thuật tổ chức chiến trường, tạo thế trận chiến lược của ta là hoàn toàn chính xác, sáng tạo, khi chiến đấu, luôn giành quyền chủ động; thắng không dừng tiến công; trong khó khăn không giao động mà từng bước chuyển hóa thế trận, chuyển loại hình chiến dịch phù hợp nhằm giành thế chủ động, phá thế mạnh của địch để đi đến dứt điểm thắng lợi.

Chiến dịch tấn công và nổi dậy giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ thành quả đã giành được kéo dài từ ngày 30/3/1972, đến sau ngày Hiệp định Pari được ký kết (ngày 31/1/1973). Trong cuộc đấu lý quyết liệt trên mặt trận ngoại giao, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ đạo một nguyên tắc chiến lược cho đàm phán nhất định không chịu nhân nhượng là: Mỹ phải rút hết quân ở miền Nam Việt Nam, còn quân ta ở lại.

Thắng lợi trên chiến trường Quảng Trị đã tác động vào sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam từ năm 1973-1974, tạo nên thời cơ mới. Bộ Chính trị đã mở 2 hội nghị liên tiếp (từ tháng 9 và 10/1974 đến 12/1974) dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Duẩn. Đồng chí Lê Duẩn đã phân tích và nói rõ: “Trong tình hình ta đánh một đòn lớn, địch đảo lộn, ta phải đánh tan rã, đánh như chẻ tre. Do đó, các chiến trường tích cực thực hiện kế hoạch đánh địch và xây dựng lực lượng ta về mọi mặt, chuẩn bị thật khẩn trương về chiến lược: Tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt, tạo yếu tố bất ngờ, bất ngờ về chiến lược dẫn đến những bước phát triển nhảy vọt. Việc tạo thời cơ và chớp thời cơ lúc này là rất cần thiết. Bất cứ tình huống nào cũng không được để lỡ thời cơ chiến lược”.

Bộ Chính trị đã thông qua kế hoạch chiến lược 2 năm (1975-1976), nhưng còn dự kiến một phương án khác thời gian ngắn: Nếu thời cơ đến vào đầu năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Về thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam, đồng chí Lê Duẩn nói: “Lúc này chúng ta đang có thời cơ, 20 năm chiến đấu mới tạo ra thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn”. Đồng chí Lê Duẩn quyết định: “Phải nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, quyết tâm thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể chậm, quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc”.

Cuộc đời hoạt động cách mạng 60 năm gian khổ, vinh quang của Tổng Bí thư Lê Duẩn gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của đất nước. Trong đó, một nửa thời gian - 30 năm liên tục, đồng chí Lê Duẩn gắn bó với cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả cuộc đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã hiến dâng cho Đảng, cho cách mạng, cho đất nước và Nhân dân ta, đúng như lời nhận xét trong Điếu văn do đồng chí Trường Chinh đọc trong lễ tang đồng chí Lê Duẩn: “Sự sáng suốt của đồng chí thể hiện nổi bật trước những bước ngoặt của lịch sử và những tình huống phức tạp. Lịch sử nước ta mãi mãi khẳng định công lao to lớn và cống hiến xuất sắc của đồng chí”.

Nguồn Báo Quảng Trị

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội