A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12)

Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật.

Hòa nhập được coi là phương thức chủ yếu để thực hiện các quyền cơ bản của người khuyết tật.

 

Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 15% số người trên thế giới bị khuyết tật, đó là gần một tỷ người trên toàn thế giới. Con số này bao gồm 720 triệu người lớn và 93 triệu trẻ em. Trong đó, 80% người khuyết tật sống ở các nước đang phát triển. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ tử vong ở trẻ em khuyết tật có thể lên tới 80%. Một số người mắc phải khuyết tật là do chiến tranh, một số do chấn thương hoặc bạo lực.

Hiện nay, những thách thức mà người khuyết tật trên toàn thế giới đang phải đối mặt là một thách thức rất sâu sắc, đặc biệt là do hậu quả của đại dịch COVID-19 gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, nới rộng khoảng cách và làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng đối với người khuyết tật. Nhìn vào số người tử vong có thể thấy người khuyết tật là một trong những nhóm bị bỏ quên và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng này. Vì vậy, hòa nhập khuyết tật là công việc vô cùng cấp bách để người khuyết tật có thể tiếp cận, hòa nhập xã hội, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây chính là chìa khóa và là điều kiện cần thiết để duy trì quyền con người,  vượt qua rào cản nhằm tiến tới sự phát triển bền vững, “không ai bị bỏ lại phía sau”. 

Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm lo cho người khuyết tật. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực và ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào phát triển kinh tế, xã hội.

NGUYỄN NGA (St)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội