Thứ sáu, 29/03/2024 - 22:39
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“Giữ chân” đảng viên xuất ngũ, bài toán khó cần có lời giải

“Những “hạt gống đỏ” không nảy mầm xanh” là câu nói ví von đầy tiếc nuối của những người trả lời phóng viên Báo Quân khu 4 khi được hỏi về tình trạng có không ít đảng viên được kết nạp Đảng trong Quân đội nhưng chỉ một thời gian sau khi xuất ngũ đã thôi không tham gia sinh hoạt Đảng tại địa phương. Nhiều đảng viên, nhất là đảng viên cao tuổi, đảng viên là cựu chiến binh... bày tỏ sự băn khoăn và mong muốn cần có giải pháp căn cơ để “giữ chân” đảng viên sau khi xuất ngũ.

Bài 2: Những “hạt giống đỏ” không nảy mầm xanh

 

Trăn trở những “hạt giống đỏ” không nảy mầm xanh

Năm 2020, sau khi xuất ngũ về địa phương, đảng viên Nguyễn Quốc Hưng, tham gia sinh hoạt Đảng tại Chi bộ xóm Nam Xuân, Đảng bộ xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thế nhưng, thời gian sinh hoạt chưa được bao lâu, anh Hưng vào miền Nam làm ăn rồi không tham gia sinh hoạt Đảng tại địa phương. Cũng giống anh Hưng, anh Thái Doãn Tuân ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, sau khi xuất ngũ về địa phương đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài và không thể tham gia sinh hoạt Đảng...

Trao đổi qua điện thoại với anh Thái Doãn Tuân, anh cho biết: “Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là vinh dự của bất kỳ công dân nào. Khi đi làm ăn, tôi cũng đã chuyển sinh hoạt Đảng, nhưng nơi ở, làm việc không ổn định, sau đó lại ra nước ngoài lao động nên không có thời gian, cơ hội để tham gia sinh hoạt Đảng…”.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 đến nay ở huyện Diễn Châu trong số đảng viên là quân nhân xuất ngũ về địa phương thì có 2 đồng chí bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên và nhiều đồng chí đi làm ăn xa nên không tham gia sinh hoạt Đảng... Còn ở huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, từ năm 2016 đến nay, trong số đảng viên là quân nhân xuất ngũ về địa phương có 5 đồng chí bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên, lý do không tham gia sinh hoạt, hoặc khi cắt chuyển sinh hoạt Đảng từ đơn vị cũ không chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương...

Tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy, nhiều đảng viên khi đi làm công nhân tại các doanh nghiệp, nơi chưa có tổ chức Đảng, nhất là các công ty liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài, dù rất muốn về địa phương tham gia sinh hoạt, nhưng “lực bất tòng tâm”. Vì không thể tháng nào cũng đi hàng trăm kilomet về sinh hoạt, còn việc chuyển sinh hoạt Đảng đến công ty không thể, vì công ty không có tổ chức Đảng. Dù đã có nhiều giải pháp được các cấp ủy vận dụng nhưng cuối cùng để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, tổ chức buộc phải xóa tên đảng viên khỏi danh sách đối với những đồng chí không thực hiện đúng chế độ, quy định của Điều lệ Đảng; hoặc một số đảng viên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên viết đơn xin ra khỏi Đảng...

Lãnh đạo thị xã Hoàng Mai khen thưởng cho  quân nhân, đảng viên xuất ngũ, tháng 1 năm 2021.

 

Trao đổi với chúng tôi về một số trường hợp đảng viên là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương một thời gian sau thì xin ra khỏi Đảng, bà Ngô Thị Lệ Thủy, Bí thư Đảng ủy phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Đảng viên là quân nhân xuất ngũ về địa phương mặc dù được tạo điều kiện về việc làm, vốn sản xuất… nhưng do không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống nên một số đồng chí đành xin ra khỏi Đảng. Chúng tôi đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để “giữ chân” đảng viên nhưng điều kiện địa phương có hạn, trong lúc đó thường xuyên chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường nên để xảy ra hiện tượng “chảy máu” đảng viên là quân nhân khi xuất ngũ...”. 

Nói về nguyên nhân đảng viên là quân nhân xuất ngũ xin ra khỏi Đảng, đồng chí Trương Công Sửu, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Diễn Châu, Nghệ An cho biết: “Hầu hết số đảng viên không tham gia sinh hoạt Đảng đều do đi làm ăn xa. Theo quy định, đảng viên đi làm ăn xa được miễn sinh hoạt không quá 12 tháng nhưng phải làm đơn, hết thời gian xin phép phải làm bản kiểm điểm tư cách đảng viên, sau đó làm lại đơn nếu muốn tiếp tục xin miễn sinh hoạt Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp thời gian đầu có làm đơn xin phép, sau khi hết hạn thì không xin phép cũng như không liên lạc với tổ chức Đảng; cũng có trường hợp làm đơn xin ra khỏi Đảng”.

Tìm hiểu thực tế ở các địa phương, lãnh đạo các cấp đều có chung ý kiến, khi một đồng chí xin ra khỏi Đảng, bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên... để lại những trăn trở đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặc dù, các địa phương đã đề ra một số chủ trương, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng trên, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là gánh nặng “cơm áo” khiến tình trạng “chảy máu” đảng viên vẫn liên tục diễn ra ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Bài toán khó cần có lời giải

Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề đảng viên được kết nạp trong Quân đội trở về địa phương vì nhiều lý do đã không tham gia sinh hoạt, lãnh đạo các địa phương trên địa bàn Quân khu 4 cho rằng: “Mỗi lần Ban Thường vụ đưa ra xem xét việc đảng viên xin ra khỏi Đảng hay xóa tên khỏi danh sách đảng viên với chúng tôi không chỉ trăn trở, tiếc nuối vì để “mất đi” những đồng chí trong hàng ngũ của mình mà còn hết sức lo lắng về “chất lượng” của các thế hệ đảng viên kế cận, kế tiếp”. Còn đội ngũ cán bộ lão thành, cựu chiến binh thì có chung lo lắng: Các đảng viên trẻ được tôi luyện trong môi trường Quân đội trở về địa phương một thời gian buộc phải xóa tên khỏi danh sách Đảng viên bởi không tham gia sinh hoạt..., vấn đề này, không chỉ ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của địa phương mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến công tác tạo nguồn phát triển Đảng và lựa chọn đảng viên nhập ngũ. Còn đối với những gia đình có con em là đảng viên xuất ngũ bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên thì đều bày tỏ niềm tiếc nuối công sức phấn đấu và ảnh hưởng tới truyền thống gia đình, quê hương.

Thực tế, để “giữ chân” đảng viên là quân nhân xuất ngũ một số địa phương đã có cách làm sáng tạo, như tạo công ăn việc làm cho quân nhân xuất ngũ nói chung và đảng viên là quân nhân xuất ngũ nói riêng; ưu tiên bố trí các đồng chí đảng viên là quân nhân xuất ngũ đảm trách công việc ở cơ sở như thôn đội trưởng, cán bộ đoàn, cán bộ thôn, xóm, công chức xã... Tuy nhiên, do phụ cấp thấp không đảm bảo cuộc sống, hoặc nhiều người do bằng cấp không đáp ứng được yêu cầu của chức danh, không phát triển được nên nhiều người làm một thời gian sau đó xin nghỉ.

Trăn trở trước vấn đề này, Đại tá Nguyễn Tất Nhân, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “Việc một số quân nhân xuất ngũ bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên là ngoài ý muốn. Với trách nhiệm của cơ quan quân sự địa phương, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết vấn đề này”.

Thực trạng nêu trên trong công tác quản lý đảng viên là bộ đội xuất ngũ cần sớm được quan tâm tháo gỡ, bằng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và với những chủ trương, chính sách phù hợp có như vậy mới giữ được đảng viên, tạo điều kiện để họ gắn bó lâu dài với Đảng, góp phần tạo nguồn cán bộ đã qua thử thách, rèn luyện trong Quân đội cho hệ thống chính trị ở cơ sở.

Bài 3: Cởi “nút thắt” xây dựng “vườn ươm” phù hợp, hiệu quả

NHÓM PHÓNG VIÊN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội