Thứ sáu, 29/03/2024 - 16:33
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ông cha ta đánh giặc: Cảm tử bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ

Với dã tâm trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh đã quay lại nổ súng tấn công Sài Gòn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, đông đảo quần chúng Nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đứng lên bảo vệ độc lập. Tiêu biểu cho tinh thần “Độc lập hay là chết” là Tiểu đội Bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ.

Cột cờ Thủ Ngữ nằm ở khu vực ngã ba rạch Bến Nghé gặp sông Sài Gòn, đối diện với bến Nhà Rồng (nay thuộc địa bàn quận 1, TP Hồ Chí Minh), được Pháp xây dựng vào tháng 10/1865. Thủ Ngữ có ý nghĩa là điểm giữ của cảng. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào cảng.

Ông cha ta đánh giặc: Cảm tử bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ tại công viên bến Bạch Đằng, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: qdnd.vn 

Theo Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, sáng 23/9, các đội tự vệ chiến đấu, thanh niên xung phong, công đoàn xung phong đã chống trả quyết liệt quân địch tại Dinh Đốc lý (nay là trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh), đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn)... Đặc biệt là cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt ở cột cờ Thủ Ngữ. Tại đây, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ bố trí lực lượng khoảng một tiểu đội tự vệ chiến đấu để bảo vệ lá cờ Tổ quốc treo trên cột cờ Thủ Ngữ. Tiểu đội tự vệ được trang bị súng săn, dao găm, lựu đạn tự chế. Khi đại đội quân Anh đến để định hạ lá cờ đỏ sao vàng xuống, kéo lá cờ tam tài lên, các chiến sĩ cảm tử đã chống trả quyết liệt.

Một tiểu đội dù chỉ có vũ khí thô sơ nhưng đã quyết chiến đấu với đại đội quân Anh được trang bị vũ khí hiện đại. Do lực lượng mỏng, vũ khí thô sơ, trong khi địch có hỏa lực mạnh, quân số đông, từng chiến sĩ của tiểu đội đã anh dũng hy sinh dưới chân cột cờ Thủ Ngữ. Khâm phục trước tinh thần chiến đấu quả cảm của các chiến sĩ ta làm nhiệm vụ bảo vệ cột cờ, viên sĩ quan chỉ huy người Anh đã ra lệnh cho cả đại đội bồng súng chào những chiến sĩ của đối phương vừa ngã xuống dưới chân cột cờ.

Những chiến sĩ cảm tử ở cột cờ Thủ Ngữ đã nêu cao tinh thần quyết tử để giữ gìn lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng. Trận chiến đấu kiên cường, không quản hy sinh để bảo vệ lá cờ Tổ quốc ngay trong ngày đầu Nam Bộ kháng chiến đã cổ vũ mạnh mẽ quân và dân Sài Gòn-Chợ Lớn đứng lên chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước.

ĐỨC NAM

(Theo QĐND)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội