Thứ ba, 16/04/2024 - 22:09
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 kiểm tra Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình. Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Khăm Muồn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Viêng Chăn (Lào) Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4: Kiểm tra tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào Quân khu 4: Khai giảng bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt”
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ký ức giải phóng tỉnh đầu tiên

Chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị nằm trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, làm thay đổi cục diện cuộc chiến và tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông. Hơn 4 thập kỷ trôi qua, những người lính cách mạng đã trực tiếp chiến đấu trên mặt trận này vẫn rưng rưng nhớ về năm tháng hào hùng...
 

Những mốc son chói lọi

Chúng tôi tìm đến địa chỉ 219 QL9 (TP Đông Hà, Quảng Trị), nơi ở của ông Võ Thanh Thủy, nguyên là trinh sát thuộc Ban An ninh Quảng Hà, người cắm lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt trên nóc lô cốt, giữa trung tâm "quân trấn" Đông Hà vào 15 giờ ngày 28-4-1972. Sự kiện Đông Hà giải phóng là dấu mốc lịch sử quan trọng. Ông Thủy cho hay, thời điểm đó vừa bước sang tuổi 25, trước khi tham gia Ban An ninh Quảng Hà vào năm 1970, ông là du kích, giao liên tại Cam Giang (thuộc Cam Lộ lúc bấy giờ). Năm 1971, ông được cấp trên điều động giữ chức vụ Phân đội trưởng Phân đội an ninh giải phóng TX Đông Hà.

Người dân trở về quê cũ sau ngày Quảng Trị được giải phóng vào năm 1972.

 

Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30-3-1972, bộ đội Giải phóng nổ súng mở màn cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường Trị - Thiên. Và Phân đội an ninh của ông được giao nhiệm vụ dẫn đường cho các đơn vị bộ đội chủ lực vào giải phóng Đông Hà. Sau mở màn chiến dịch, tại nhiều nơi ở Quảng Trị, với sức tiến công mãnh liệt của quân ta, chỉ sau 2 ngày, lớp vỏ cứng ngoài tuyến phòng thủ của địch bị đập vỡ. Ngày 2-4-1972, toàn bộ quân địch trên tuyến Cửa Việt - Động Toàn bị quét sạch. Sau 5 ngày, hai huyện Cam Lộ và Gio Linh hoàn toàn được giải phóng. Giới tuyến quân sự tạm thời sông Bến Hải không còn là nỗi đau chia cắt đất nước, vùng giải phóng Quảng Trị mở rộng lên miền Tây đến vùng biển đã nối Vĩnh Linh, Quảng Bình, với hậu phương lớn miền Bắc.

Ngày 28-4-1972, bộ đội chủ lực đánh trận cuối là căn cứ của địch ở chùa Tám Mái và tiêu hủy một số cứ điểm còn lại của Mỹ - ngụy. Đến 15 giờ,  tất cả các cứ điểm cùng toàn bộ binh lính quân đội Sài Gòn ở Đông Hà bị tiêu diệt, thị xã bên bờ sông Hiếu hoàn toàn giải phóng. Thời khắc quan trọng đó, ông Thủy được giao nhiệm vụ lên cắm cờ Giải phóng tại lô cốt Đông Hà, đi cùng còn có nhiều đồng đội để bảo vệ. Cùng ngày, bộ đội địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực cánh đông, từ bàn đạp Cửa Việt tổ chức tiến công đột phá hệ thống phòng thủ của địch theo vùng đồng bằng ven biển Triệu - Hải, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thọc sâu, vu hồi, đánh hiểm vào sau lưng địch, giải phóng Hải Lăng - Triệu Phong, tạo điều kiện cùng quân và dân toàn mặt trận kết hợp tiến công nổi dậy, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 1-5-1972.

Giữ từng tấc đất, bờ tre

Quảng Trị trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng trong tiến trình hướng đến độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ. Đế quốc Mỹ trong một nỗ lực tuyệt vọng, vào tháng 6-1972 tăng cường ồ ạt lực lượng không quân, hải quân lớn chưa từng có, yểm trợ hỏa lực tối đa cho quân ngụy điên cuồng phản kích, hòng tái chiếm Quảng Trị mà trọng điểm TX Quảng Trị. Quân và dân Quảng Trị tiếp tục chiến đấu giữ và bảo vệ từng mét đất, chịu mọi hy sinh, gian khổ đánh đuổi kẻ thù, trong đó có chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ. Ông Thủy cũng có mặt tham gia trong những ngày hoa lửa này. Từng phút đối diện sinh tử giữa bom đạn, hình ảnh lá cờ Giải phóng bay trên nóc lô cốt Đông Hà lại phấp phới trong ông, tiếp sức cho người lính biệt động thêm bền gan, vững chí.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, vùng Giải phóng Quảng Trị (chiếm 85% diện tích và hơn 1/3 dân số, không kể khu vực Vĩnh Linh) được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc XHCN, và trở thành nơi đóng trụ sở làm việc của Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam. Quân và dân Quảng Trị tiếp tục chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất, xóm làng. Để đến ngày 19-3-1975, vùng đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị là Hải Lăng đã hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng giòn giã trên mặt trận này đã khiến tuyến phòng thủ địa đầu phía Bắc của địch sụp đổ hoàn toàn, không gì cứu vãn nổi.

Nhắc về tháng 3 của 45 năm trước, những ký ức vẫn in đậm trong tâm khảm Đại tá Trần Minh Hiền (nguyên Chỉ huy trưởng BCHQS H.Hải Lăng), hiện là Chủ tịch Hội CCB H.Hải Lăng. Sinh ra tại mảnh đất anh hùng Hải Phú (H.Hải Lăng), ông đã sớm tham gia cách mạng sau đó trở thành chiến sĩ thuộc huyện đội Hải Lăng, trực tiếp chiến đấu tại vùng đất này trong giai đoạn lịch sử quan trọng. Tham gia phối hợp với Tiểu đoàn 8 (Tỉnh đội Quảng Trị) và các lực lượng khác, tiểu đội của ông được lệnh chốt giữ ở đầu sông Nhùng (H.Hải Lăng). Thế trận giằng co, ác liệt, bom đạn không thể diễn tả được hết, đồng đội ông đã nhiều người hy sinh.

Ngày 19-3-1975, Tiểu đoàn 14 và Đại đội Lê Hồng Phong đánh thẳng vào Thành Cổ, đến khoảng 3 giờ sáng quân Giải phóng đã hoàn toàn làm chủ mục tiêu, cắm cờ lên cột cờ Thành Cổ. Cùng lúc đó, ở phía tây Hải Lăng, Tiểu đoàn 8 tiến công theo trục sông Nhùng, phát triển về Mỹ Chánh; Tiểu đoàn 812 và Tiểu đoàn 10 từ tây Hải Lăng cũng đánh thẳng về Mỹ Chánh; phối hợp với các mũi tiến công của bộ đội, lực lượng du  kích làm nhiệm vụ vây ép cũng đồng loạt nổ súng. Bị đòn tiến công bất ngờ trên toàn tuyến, toàn bộ quân địch tháo chạy về phía Nam. Trong  khi quân địch bị lực lượng vũ trang Quảng Trị truy kích sát gót, lợi dụng thời cơ, các đội công tác vũ trang, chính trị và lực lượng cơ sở tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân nổi dậy lật đổ hoàn toàn bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng phần đất, phần dân còn lại. Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 19-3-1975, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn giải phóng - tuyến phòng thủ địa đầu phía Bắc của địch hoàn toàn sụp đổ không gì cứu vãn nổi. Mang niềm vui quê hương giải phóng, ông Hiền cùng đồng đội nhận lệnh hướng vào Thừa Thiên Huế để tiếp tục tham gia giải phóng mảnh đất này.

Trinh sát an ninh Võ Thanh Thủy đã có nhiều ngày hoạt động tại km23 (Phong An, H.Phong Điền - Thừa Thiên Huế) ngay trong vùng bị địch tạm chiếm. Đây là nơi có hàng ngàn người dân Quảng Trị di tản vào, chủ yếu là Đông Hà. Những ngày 9, 10-3-1975, địch cho xe tăng càn quét ở vùng này kinh hoàng. Sau khi hay tin Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn, ông Thủy trào nước mắt, vui sướng đợi lệnh để đưa bà con trở về quê hương. Ngày 24-3-1975, một mình ông Thủy dẫn theo khoảng 5.000 người dân đi bộ trở ra. Khoảng 4 giờ sáng, phát hiện cầu đường bộ đã bị phá hỏng, chỉ còn cầu đường sắt, ông Thủy trinh sát phát hiện một "ổ" thuốc nổ bị địch cài sẵn ngay trên cầu. Tình thế không thể chần chừ, không còn cách nào khác, ông dũng cảm xông ra ôm hết cả khối thuốc nổ ném xuống dòng sông. "May thay, không có bất kỳ tiếng nổ nào", ông Thủy nhớ lại.

Đến tận bây giờ, ông Thủy vẫn thi thoảng vào thăm Phong An, tìm lại những nơi người dân đã đùm bọc, cưu mang bản thân và bà con Quảng Trị. Rồi mỗi sáng mồng 1 Tết hàng năm, người ta lại thấy ông có mặt dâng hương từ sớm tại NTLS quốc gia Đường 9. Nơi đó nhiều đồng đội ông và những người lính trẻ đã được ông dẫn đường vào giải phóng Đông Hà năm nào đang yên nghỉ. Cứ nhắc đến, lòng càng vời vợi nhớ thương hơn.

Theo CAND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội