Thứ sáu, 17/05/2024 - 18:18
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa - tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử

Đầu năm 1968, Khe Sanh - Hướng Hóa trở thành tâm điểm, được cả thế giới chú ý, theo dõi khi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Không chỉ đội ngũ cố vấn quân sự của Mỹ ở Sài Gòn mà ngay cả những chuyên gia quân sự hàng đầu của nước Mỹ cũng bị “mất phương hướng” khi cho rằng sẽ có một “Điện Biên Phủ khác” ở Khe Sanh. Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson chỉ đạo thiết lập “Phòng tình hình đặc biệt”, làm sa bàn Khe Sanh ở Washington, yêu cầu tướng Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam phải ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh bằng mọi giá vì đó là danh dự của nước Mỹ.

Khách quốc tế tham quan di tích Sân bay Tà Cơn - Ảnh: P.V

 

Thung lũng Khe Sanh nằm ở vùng rừng núi heo hút phía Tây Quảng Trị, được xác định là một trong những địa bàn chiến lược ở khu vực giáp ranh giới tuyến quân sự tạm thời. Năm 1966, tại khu vực Nam vĩ tuyến 17 đến Đường 9 - Khe Sanh, Mỹ đã cho xây dựng tuyến phòng thủ, lấy tên là hàng rào điện tử McNamara.

Ở vị trí “mỏ neo” khu vực ngã ba biên giới, Khe Sanh được định vị là một trong ba “mắt thần” của hàng rào điện tử McNamara, nơi Mỹ tập trung xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm Làng Vây và sân bay Tà Cơn, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ với nhiều hệ thống công sự dày đặc có sự yểm trợ bằng máy bay B52, cùng với đội quân tinh nhuệ nhằm cắt đứt tuyến chi viện của ta trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn quân ta từ Bắc vào, từ Lào sang và làm tấm bình phong che chắn cho khu vực phòng thủ của chúng ở phía Đông đường 9.

Vào thời điểm đầu năm 1968, có nhiều nguyên nhân khiến người Mỹ tin rằng quân giải phóng sẽ thực hiện trận quyết chiến chiến lược ở Khe Sanh. Đầu tiên, từ sự tương đồng về yếu tố địa hình và vai trò chiến lược giữa lòng chảo Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Tiếp đến, Mỹ tin rằng với sự “từ bỏ” địa bàn truyền thống nông thôn của ta thì rừng núi sẽ là bàn đạp để ta đánh vào đồng bằng, đô thị và phán đoán quân giải phóng không đủ sức tấn công vào các thành phố, đô thị mà đó chỉ là “đòn nghi binh”; chiến trường chính nhất định sẽ diễn ra ở Khe Sanh.

Về phía ta, sau những thắng lợi giành được trong mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 12/1967 nhận định: chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược và chiến thuật, lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường: “Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn”. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị chủ trương mở: “đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch…”.

Thực hiện chủ trương chiến lược trên, thể theo đề nghị của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968. Toàn bộ lực lượng trên được chỉ huy thống nhất của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, do Thiếu tướng Trần Quý Hai, Phó Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.

Với quyết tâm “Biến Khe Sanh thành địa ngục trần gian của quân Mỹ”, ngày 20/1/1968, ta mở Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Sau 170 ngày đêm liên tục tiến công, vây hãm, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 480 máy bay, 120 xe quân sự, 65 đại bác và súng cối cỡ lớn, 55 kho xăng và đạn, thu hàng ngàn súng các loại, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh lịch sử, huyện Hướng Hóa được giải phóng vào ngày 9/7/1968 với hơn 10.000 dân.

Về phía Mỹ - ngụy, thất bại ở Đường 9 - Khe Sanh khiến điều “cam kết” của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân với Tổng thống Hoa Kỳ trở thành “trò cười”. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ đã phải thốt lên: “Tuy chúng ta đã ném cả danh dự của nước Mỹ để giữ lấy Khe Sanh và buộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng cũng phải rút chạy”.

Hãng tin Reuters ngày 2/7/1968 cho rằng: “Khe Sanh đã được ghi vào lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như một nơi phải trả giá đắt nhất bằng máu”. Rút chạy khỏi Khe Sanh, tuyến phòng ngự chiến lược của địch bị bỏ ngỏ suốt từ Lao Bảo đến Ca Lu; đánh dấu sự đổ vỡ của chiến thuật phòng ngự hòng ngăn chặn sự chi viện của ta từ hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam, gây ra tâm lý thất bại chán chường cả về quân sự lẫn chính trị trong giới quân sự Mỹ.

Thắng lợi của Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc đấu trí, đấu lực với kẻ thù, không chỉ với Bộ chỉ huy quân sự Mỹ mà còn cả với những nhà hoạch định chiến lược sừng sỏ ở Nhà Trắng.

Chiến thắng Khe Sanh là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân ta, đặc biệt là các lực lượng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong suốt chiến dịch; thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hậu phương với tiền tuyến; đồng thời, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Cùng với thắng lợi trên toàn miền Nam, chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của địch. Vùng hậu cứ và địa bàn hành lang chiến lược Bắc - Nam được mở rộng, tạo đà và tạo thế để quân và dân ta giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, giải phóng vùng đồng bằng Quảng Trị năm 1972, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

Theo Báo Quảng Trị


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội