A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
Nhận biết, kiên quyết đấu tranh với sự chống phá việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội

Bài 1: Nhận biết, kiên quyết đấu tranh

 

Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là một trong ba khâu đột phá quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Huấn luyện giỏi là cơ sở, điều kiện để bảo đảm cho quân đội tinh nhuệ, sử dụng thành thạo, phát huy hiệu quả các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, có trình độ tổ chức hiệp đồng tác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Với vị trí đặc biệt quan trọng đó, các thế lực thù địch, phản động, luôn tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nhằm làm suy giảm sức mạnh, từng bước thực hiện thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội.

Bài 1: Nhận biết, kiên quyết đấu tranh

Giáo dục cho bộ đội nhận biết và phòng chống các biểu hiện sai trái, thông tin trái chiều trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết của Quân đội ta hiện nay. Những sai trái, thông tin trái chiều trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ diễn ra trong một quá trình, đan xen trong mọi hoạt động của bộ đội và thường có những dấu hiệu như sau:

 

Bộ đội Lữ đoàn Phòng không 283 huấn luyện phương án đánh địch bảo vệ bình yên bầu trời Tổ quốc.

Coi nhẹ công tác giáo dục giác ngộ bản chất giai cấp công nhân cho bộ đội; cho rằng công tác giáo dục là thứ yếu, không quan trọng bằng công tác huấn luyện quân sự; hoặc lại quá chú trọng công tác giáo dục, xem nhẹ nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị.

Có biểu hiện thụ động, trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại tập thể, sợ trách nhiệm, ngại khó khăn gian khổ; nói không đi đôi với làm... Trước tác động tiêu cực của xã hội, có biểu hiện dao động, không kiên định lập trường, thiếu chính kiến để đấu tranh ngăn chặn.

Thực hiện không đúng quy chế, quy định; chạy theo thành tích, che dấu khuyết điểm; vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước; mất đoàn kết; vi phạm nguyên tắc, mất dân chủ; nắm không chắc nhiệm vụ; làm lộ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.. mơ hồ trước các quan điểm “khích lệ” hay cổ súy xây dựng “Quân đội chuyên nghiệp" ở Việt Nam.

Lười học tập, rèn luyện; không cập nhật đầy đủ, kịp thời những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; đề cao đối tác, mất cảnh giác trước những đối tượng phức tạp, không nhận thức đúng tác động, chuyển hóa giữa đối tác, đối tượng. Chưa tin tưởng vững chắc vào sức mạnh chiến đấu của Quân đội...   

Nhận biết những sai trái, thông tin trái chiều trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ ở một con người hay trong một đơn vị cụ thể không đơn giản chỉ là căn cứ vào một vài biểu hiện bề ngoài, mà cần làm rõ nguyên nhân, bản chất sự việc, hiện tượng liên quan diễn ra trong một quá trình. Từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để phòng chống có hiệu quả.

Kiểm tra bắn đạn thật cho chiến sĩ mới ở Trung đoàn 1, Sư đoàn 324.

Các thế lực thù địch xác định Quân đội ta là một mục tiêu trọng điểm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” với âm mưu “Phi chính trị hóa Quân đội”; kích động tư tưởng làm cho cán bộ, chiến sĩ bi quan, chán nản, dao động, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.

Những biểu hiện sai trái, thông tin trái chiều trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ nếu không phòng chống, ngăn chặn kịp thời sẽ có tác hại rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Do vậy cần tập trung giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong huấn luyện, SSCĐ, xây dựng ý chí quyết tâm, củng cố lòng tin vào cách đánh của ta bằng vũ khí, trang bị theo biên chế hiện có cho cán bộ, chiến sĩ; tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nắm chắc nhiệm vụ, hiểu rõ mục đích, yêu cầu huấn luyện, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, khắc phục được biểu hiện chủ quan, giản đơn trong nhận thức về tình hình nhiệm vụ; chống biểu hiện lơ là, mất cảnh giác hoặc thiếu lòng tin, thiếu ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ.

Lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải thường xuyên giáo dục cho bộ đội nắm vững kế hoạch của người chỉ huy; nhiệm vụ huấn luyện cụ thể của đơn vị và từng cá nhân; quán triệt sâu sắc chỉ thị, mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu của cấp trên; gắn giáo dục nhiệm vụ huấn luyện với giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống của Quân đội, đơn vị; nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”; đồng thời, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái; những biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, mơ hồ, mất cảnh giác,... làm cơ sở xây dựng ý chí quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97 huấn luyện làm chủ trang bị, khí tài.

Tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy; duy trì nghiêm nền nếp, chế độ ngày, tuần, tháng; quản lý bộ đội, quản lý trang bị kỹ thuật và duy trì chế độ mang mặc - trang phục, lễ tiết tác phong đúng quy định; tổ chức chặt chẽ việc phân công, phân cấp quản lý, điều hành huấn luyện; duy trì nghiêm kỷ luật thao trường, chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến; tăng cường công tác kiểm tra SSCĐ cả thường xuyên và đột xuất, nhất là đối với các phân đội làm nhiệm vụ trong ngày nghỉ, giờ nghỉ...; gắn việc quản lý, rèn luyện kỷ luật với nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời tăng cường rèn luyện phẩm chất, nhân cách quân nhân đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy các cấp, làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của đơn vị. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Công tác bồi dưỡng cán bộ cần tập trung đi sâu vào bồi dưỡng năng lực chỉ huy, quản lý, phương pháp điều hành, tổ chức và nội dung, hình thức tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, SSCĐ; nhất là với đội ngũ cán bộ chủ trì đại đội, trung đội trưởng và tiểu đội trưởng trực tiếp thực hành huấn luyện. Từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức toàn diện cả về nhận thức và kỹ năng thực hành; có phương pháp, tác phong công tác khoa học, sâu sát quần chúng, nói đi đôi với làm, có trách nhiệm với đơn vị, với công việc và có uy tín trước quần chúng.

Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện sai trái, thông tin trái chiều trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của mỗi quân nhân trong đơn vị. Đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, sự đồng thuận, cùng với những biện pháp quyết liệt, tinh thần thái độ kiên quyết, không khoan nhượng thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

                                                          NHÓM PHÓNG VIÊN

Bài 2: Tăng cường đảm bảo an toàn trong huấn luyện, diễn tập


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội