A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ở hai đầu nỗi nhớ

“Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ/ Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương/ Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em/ Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm”. Những câu thơ đầu trong bài hát “Ở hai đầu nỗi nhớ” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã khắc họa sâu sắc nỗi nhớ gia đình, người thân và quê hương của người lính trong các chiến trường. Sự xa cách của những người lính trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang trên nước bạn Lào thì nỗi nhớ của họ chưa có không gian nào đo được. Với lòng yêu nước nồng nàn, những người lính đã ra đi không hẹn ngày trở về, gác lại những tình cảm riêng tư của mình để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.

        Khi đất nước vừa được thống nhất, hòa bình, trong nụ cười của những chiến sĩ giải phóng quân đã toát lên niềm vui chiến thắng và họ chỉ mong được trở về quê hương, về với bố, mẹ, với anh chị em và người yêu. Niềm vui ấy, không phải người lính nào cũng có được sau chiến tranh. Đã có hàng triệu người chiến sĩ đang mang theo tình thương, nỗi nhớ, ước mơ, hoài bảo và hình ảnh của người yêu nằm lại trong lòng đất, không có ngày trở về; nhiều chiến sĩ khi trở về quê hương lại không còn gặp được mẹ, không còn anh, em vì giặc đã tàn phá quê hương, lấy đi của họ tất cả. Nhiều người lính vẫn trở về nhưng lại không được gần gia đình, vợ, con và người thân, phải ở lại các khu điều dưỡng thương, bệnh binh vì thân thể không còn nguyên vẹn, mặt đã mù, tai không còn nghe, đầu óc không còn tình táo. Và rất nhiều người khi ra đi tuổi đang còn trẻ, chưa có người yêu hay đã có người yêu thì giờ trở về do thương tật nặng, nên cũng không xây dựng được gia đình.

Lễ truy điệu và an táng 40 hài cốt liệt sỹ được Đội quy tập hài cốt liệt sỹ 
do Sư đoàn 968 tìm thấy ở thôn Tân Xá (xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).(ảnh: Lê Thắng)

       Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nỗi nhớ của những người lính khi đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cũng có nhiều cung bực khác nhau, nhưng trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam dù thời kỳ lịch sử nào thì tình yêu quê hương, đất nước, nỗi nhớ bố, mẹ, anh chị em, vợ và con thơ hay người yêu đều thường trực thường xuyên trong mỗi trái tim. Trên các đảo xa, mỗi chiều hoàng hôn buông xuống, những người lính đảo lại gửi nỗi nhớ, tình thương vào bờ, về gia đình qua những ngọn sóng, làn gió, giữ lại niềm tin, vững tay súng bảo vệ quyền, quyền chủ quyền biển đảo quê hương. Tại các điểm chốt trên tuyến biên giới, người chiến sĩ lại cài lên mũ những cánh hoa sim, hoa mua, như mang theo hình ảnh của gia đình, người thân trên đường tuần tra, canh gác. Trong các khu cách ly phòng chống dịch Covid-19, những người lính đã giành hết tình cảm, tình thương của mình cho những công dân cách ly, xem họ như người thân của mình.   

Cán bộ, nhân viên các đơn vị Quân khu 4 đang ngày đêm có mặt ở các khu cách ly, khu phong tỏa
đảm bảo hậu cần, y tế và đời sống cho công dân cách ly.
 (ảnh: Duy Đông)

    Tuy thời bình, nhưng những người lính vẫn phải xa gia đình vì nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giúp đỡ Nhân dân ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt và dịch bệnh; họ đã gác lại nỗi nhớ, niềm vui, nỗ buồn của gia đình để toàn tâm, toàn ý, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhất là trong điều kiên dịch Covid-19 đã diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay; thời gian qua, đã có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 trong các khu cách ly, khu phong tỏa, trên tuyến biên giới và thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cựu nạn, chữa cháy rừng.

Cán bộ, nhân viên các đơn vị Quân khu 4 được tăng cường lên tuyến biên giới
ngày đêm phối hợp tuần tra canh gác ngăn chặn nhập cảnh trái phép,
 mang nguồn bệnh Covid-19 vào trong nước.(ảnh: CTV)

 Đã có rất nhiều cán bộ, nhân viên và chiến sĩ đã mấy tháng nay chưa một lần về gia đình; nhiều cặp vợ chồng chưa được gặp nhau và chưa về gặp con thơ vì cuộc chiến giữa thời bình đó là phải đánh giặc Covid-19. Trong thời bình, nhưng họ đã gửi lại nỗi nhớ và tình cảm của mình cho hậu phương vững chắc, đó là bố mẹ đẻ, vợ, anh em và làng xóm để xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Sự chung tay, góp sức của hậu phương, gia đình người chiến sĩ trong thời gian qua đã chuyển hết tình thương. nỗi nhớ của người lính thành những hành động, quyết tâm cao, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bài: HỒ VIỆT

  


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội