A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng mới Bảo tàng Quân khu 4 là rất cần thiết

Việc tháo dỡ Bảo tàng Quân khu 4 đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình xây dựng lại một công trình hiện đại, phù hợp với yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử. Những khối bê tông cũ kỹ nhường chỗ cho niềm hi vọng về một diện mạo mới, khang trang hơn. Dưới góc nhìn của người dân địa phương, việc xây dựng lại Bảo tàng không chỉ góp phần bảo tồn lịch sử mà còn hứa hẹn mang đến cơ hội phát triển du lịch, kinh tế, giúp khu vực trở nên sôi động, thu hút nhiều du khách hơn trong tương lai.

Cảnh tháo dỡ Bảo tàng - Ảnh: Hữu Hoành.

 

Dưới ánh nắng mùa thu dịu nhẹ, hình ảnh công trình cũ dần biến mất, thay vào đó là niềm hi vọng về một Bảo tàng Quân khu 4 mới, hiện đại và xứng tầm với giá trị lịch sử mà nó bảo tồn. Nhìn cảnh tượng này, người dân địa phương không khỏi bồi hồi, nhớ về những kỷ niệm xưa, nhưng cũng đầy mong đợi về tương lai của công trình mới.

Ông Hồ Sĩ Huyên (sinh năm 1979, trú tại số 15, đường Phượng Hoàng, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) là một thợ sửa chữa xe máy lâu năm trên địa bàn chia sẻ: "Tôi thấy việc xây lại Bảo tàng là điều rất cần thiết. Không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử, mà còn giúp địa phương phát triển du lịch. Nhìn khu đô thị xung quanh thay đổi từng ngày, giờ Bảo tàng cũng được nâng cấp, tôi thật sự rất vui". Còn chị Huỳnh Thị Hồng Vân, một tiểu thương buôn bán lâu năm gần khu vực Bảo tàng phấn khởi: "Tôi thấy mừng lắm! Bảo tàng cũ xuống cấp từ lâu rồi, giờ thấy họ bắt đầu xây mới tôi phấn khởi hẳn. Khu này sẽ khang trang, sạch đẹp hơn, chắc chắn thu hút được nhiều du khách đến tham quan".

Gặp gỡ một số người dân sinh sống xung quanh khu vục Bảo tàng, cảm nhận chung của mọi người là: Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật, mà còn là nơi tôn vinh những giá trị lịch sử, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng không làm giảm đi yếu tố tâm linh, mà ngược lại, còn tăng cường sự tôn kính đối với các thế hệ đi trước.

Nhân viên Bảo tàng đóng gói hiện vật, chờ đợi cơ sở mới - Ảnh: Trà My.

 

Hiện nay, trong quá trình chờ đợi cơ sở mới, hệ thống di vật, hiện vật, tài liệu đều được đóng gói, di chuyển và bảo quản cẩn thận tại các kho lưu trữ chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Những biện pháp nghiêm ngặt như kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, an ninh đều được thực hiện để bảo vệ các hiện vật khỏi hư hỏng hay thất thoát.

Theo quy hoạch, khu tưởng niệm liệt sĩ được kết hợp trong Nhà trưng bày (chiếm ½ diện tích tầng 3) sẽ tạo điều kiện để khách tham quan có thể dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Điều này không chỉ giữ gìn yếu tố tâm linh mà còn nâng cao giá trị nhân văn, giúp mọi người cảm nhận sâu sắc hơn về những hi sinh to lớn của các chiến sĩ, trực tiếp tác động tích cực đến cảm xúc, nhận thức của khách tham quan. Do đó,việc xây dựng lại không ảnh hưởng đến tâm linh, mà còn góp phần tri ân và tôn vinh xứng đáng hơn những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bản vẽ thiết kế cơ sở Dự án xây mới Bảo tàng Quân khu 4.

 

Theo Thượng tá Hoàng Quốc Hùng, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Cục Chính trị Quân khu, Nhà trưng bày của Bảo tàng sẽ được xây dựng theo kiến trúc hình lục giác, mang ý nghĩa sâu sắc về chính trị, quân sự, văn hóa, lịch sử và mỹ thuật. Hình lục giác tượng trưng cho 6 tỉnh thuộc Quân khu 4, thể hiện sự đoàn kết quân dân. Về quân sự, lục giác với 6 cạnh đều là biểu tượng của sự bền chặt và sức mạnh của lực lượng vũ trang. Ngôi sao trên mặt đứng chính tượng trưng cho lực lượng vũ trang, còn các mặt khác thể hiện các hoạt động tiêu biểu của quân và dân Khu 4. Về thẩm mỹ, lục giác tạo nên không gian cân đối, hài hòa, nhìn từ trên cao giống như một bông hoa sen – biểu tượng thanh khiết trong văn hóa Việt Nam.

Bài, ảnh: CẢNH VINH - C.T.V


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội