Thứ sáu, 17/05/2024 - 14:01
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quân khu 4: Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và sự cố môi trường

Địa bàn Quân khu 4, là vùng đất nằm ở Bắc Trung Bộ, có địa hình vừa dài, vừa hẹp, đa dạng, phức tạp; hệ thống sông ngòi nhiều, có độ dốc lớn, là một trong những vùng trọng điểm của mưa bão, lũ của cả nước, chịu ảnh hưởng thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mùa nắng nóng kéo dài khô hạn, mùa mưa với lưu lượng hàng năm rất lớn, phân bổ không đều. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ từ biển Đông vào đất liền, trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão, có năm lên đến 5 - 6 cơn bão kèm theo mưa to, lũ quét, lũ ống và triều cường gây ngập úng trên diện rộng, gây thiệt hại hết sức nặng nề về tính mạng, tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của LLVT Quân khu. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đường nhỏ, hẹp và có nhiều cầu cống; do đó, dễ bị cô lập, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Đối với Lực lượng vũ trang Quân khu 4, nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện, SSCĐ, tập trung củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn liền với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, DBĐV, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất khác. Do yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Quân khu 4 đóng quân rải khắp các vùng đồng bằng, đô thị, vùng núi, hải đảo, một số đơn vị trú quân ở khu vực có địa hình, địa chất phức tạp, thường xảy ra lũ lụt, sạt lở khi mưa lớn, nhất là các đoàn KT-QP, đã gây tác động ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình huấn luyện, công tác và sinh hoạt của bộ đội. Hàng năm, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, LLVT Quân khu đã cùng với chính quyền địa phương, các đơn vị LLVT đứng chân trên địa bàn giúp nhân dân ứng phó với thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Trước nhiệm vụ quan trọng này, LLVT Quân khu luôn xác định: Nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ cứu nạn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng - “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”; với mệnh lệnh “phía trước là nhân dân”, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu là những người có mặt sớm nhất, vào những nơi nguy hiểm nhất, không sợ hy sinh, vất vả cứu giúp nhân dân, với phương châm “3 bám” (bám dân, bám địa bàn, bám trọng điểm) “5 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng bàn, cùng phòng chống và cùng khắc phục hậu quả thiên tai), hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ, hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, đồ dùng học tập đã kịp thời giúp đỡ nhân dân vùng bị nạn giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, xây dựng sửa chữa nhà ở, khám chữa bệnh…. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ của Quân khu đã hy sinh, để lại ấn tượng, sự cảm phục, kính trọng của nhân dân; tô thắm, lan tỏa phẩm chất, hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Thiếu tướng Phan Văn Sỹ, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu kiểm tra cảnh quan môi trường Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 206.

 

Nhận thức rõ những tác động tiêu cực, nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến phát triển KT-XH, nhiệm vụ của Quân đội, của LLVT Quân khu, những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân về ý thức bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp trong các cơ quan, đơn vị của Quân khu thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tốt vai trò các tổ chức, lực lượng trong tổ chức triển khai thực hiện; trọng tâm là các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững ở nước ta; về các kịch bản biến đổi khí hậu và các hệ quả của nó ở Việt Nam cũng như trên thế giới; tuyên truyền về các kết quả nghiên cứu khoa học, các dự báo, cảnh báo liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các sự kiện, phong trào, cuộc vận động về bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…tác động đến phát triển KT-XH và cuộc sống sinh hoạt, học tập, huấn luyện, rèn luyện của đơn vị.

Công tác thông tin, định hướng, tuyên truyền được triển khai thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, sát với từng đối tượng, địa bàn đóng quân như: Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo - Truyền hình; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, học tập, sinh hoạt, các thiết chế văn hóa, Intenet, mạng xã hội…); phối hợp giữa cơ quan, đơn vị với cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn triển khai nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền thiết thực, nhất là ở các địa bàn ven biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điểm, thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai…; Nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa đã được tổ chức với sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, chiến sĩ như: Tọa đàm về “Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường”, thi sáng tác ảnh về môi trường; thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong Quân đội”, hưởng ứng Cuộc thi viết về “Những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biên đôi khí hậu và khắc phục sự cố môi trường”; kết hợp với lồng ghép trong các hội nghị tập huấn, giới thiệu chuyên đề và bổ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng học viên tại Trường Quân sự Quân khu. Thông qua đó, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chủ động trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn Quân khu thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chủ động ứng phó trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và khắc phục sự cố môi trường vẫn còn những hạn chế, bất cập: Một số cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của biến đổi khí hậu, chưa chủ động xây dựng các phương án ứng phó với sự biến đổi khí hậu trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương; công tác phối hợp giữa cơ quan, đơn vị LLVT với địa phương trong tuyên truyền và thực hiện “4 tại chỗ” khi thiên tai, sự cố môi trường xảy ra còn hạn chế; chưa huy động được sự tham gia đồng bộ, sâu rộng của các loại hình tuyên truyền miệng; văn hóa, văn nghệ; cổ động trực quan... Sự chỉ đạo của các cấp ủy; công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu chưa thành nề nếp; nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu có lúc, có nơi chưa sâu, kỹ; hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa có nhiều đổi mới sáng tạo, chưa thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia, chưa thật sự hấp dẫn, đối với bộ đội. Sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Quân khu với đơn vị để tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu chưa thật chặt chẽ và chưa được quan tâm đúng mức.

Lực lượng vũ trang Quân khu 4 giúp Nhân dân tổng dọn vệ sinh môi trường sau mưa lũ.

 

Trong những năm tới, dự báo những tác động tiêu cực của BĐKH sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương. Đối với địa bàn Quân khu, dự báo, biến đổi khí hậu sẽ diễn ra trên phạm vi rộng, phức tạp và khó lường hơn, kéo theo sự gia tăng các loại thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, sự cố đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, tính mạng, tài sản của nhân dân và LLVT Quân khu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình mới và chủ động khắc phục sự cố môi trường của LLVT Quân khu, công tác tuyên truyền, giáo dục cần tập trung một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, phát huy vai trò của các cấp uỷ, người chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện; đề cao ý thức trách nhiệm cán bộ, đảng viên, quần chúng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu và chủ động khắc phục sự cố môi trường.

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ ứng phó với biến đổi khí hậu và chủ động khắc phục sự cố môi trường. Do đó, cấp ủy, người chỉ huy phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị, “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình” để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đưa vào nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, vào kế hoạch công tác của người chỉ huy, kế hoạch CTĐ, CTCT của đơn vị, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị và cơ quan chính trị các cấp, sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất của hệ thống chỉ huy các cấp.

Công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm cho mọi quân nhân nhận thức đầy đủ về biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó, hình thành ý thức chủ động ứng phó có hiệu quả với sự tác động của nó trong mọi tình huống; nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng và sự tàn phá nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, thấy rõ những khó khăn, phức tạp cùng trách nhiệm nặng nề, nhưng vô cùng vẻ vang của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Từ đó, xác định thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, sự cố là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Quân đội; là trách nhiệm, nghĩa vụ mà mọi quân nhân và đơn vị phải phấn đấu hoàn thành tốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng vũ trang Quân khu 4 giúp Nhân dân tổng dọn vệ sinh môi trường.

 

Hai là, Hai là, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị các cấp; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ứng phó với biến đổi khí hậu và chủ động khắc phục sự cố môi trường cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn.

Cấp ủy, chỉ huy các cấp tập trung quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung tương, Bộ Quốc phòng về thích ứng và giảm nhẹ tác động từ biến đổi khí hậu cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, trọng tâm là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường…Đối với Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng tập trung quán triệt các văn kiện: Chỉ thị số 769/CT-QP ngày 01/9/1995 về việc triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong Quân đội; Chỉ thị số 19/QUTW ngày 19/3/1996 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và các nghị, quyết chỉ thị của Bộ Quốc phòng về việc quyết định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong Quân đội; Nghị quyết số 781-NQ-QUTW ngày 30/12/2012 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Chương trình hành động số 251-CTr/QUTW ngày 14/4/2014 của Quân ủy Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)... Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”, Nghị quyết số 689-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo”...

Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức cần tích cực đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp sát hợp với từng đối tượng, trên từng địa bàn, bảo đảm đúng-trúng-đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức theo hướng: Dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu; nâng dần tính sinh động, hấp dẫn, tăng hàm lượng khoa học, chú trọng những vấn đề mới trong công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, thiết thực phổ biến, chia sẻ thông tin kịp thời, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động, từng bước nâng cao nhận thức, khả năng thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và ứng phó có hiệu quả với những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng; phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, giới thiệu những phương pháp mới, cách làm hay về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả môi trường…Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc mở các lớp tập huấn, giới thiệu chuyên đề và lồng ghép, bổ trợ trong chương trình giáo dục chính trị tại đơn vị, đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường. Đặc biệt, đối với những cơ quan chức năng, những lực lượng chuyên trách phải coi trọng tuyên truyền sát với nhiệm vụ bằng những biện pháp thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm biến nhận thức thành hành động cụ thể, thiết thực.

Lực lượng vũ trang Quân khu 4 giúp Nhân dân tổng dọn vệ sinh môi trường.

 

Ba là,  là, coi trọng xây dựng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu ở các cơ quan, đơn vị.

Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu ở các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ chuyên trách về khoa học, công nghệ môi trường, cán bộ chính trị các cấp. Do đó, thường xuyên tổ chức tốt việc lựa chọn, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực, trình độ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; quy định rõ về trách nhiệm trong các hoạt động tuyên truyền. Hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nội dung, phương pháp, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và đội ngũ cán bộ chính trị ở các cơ quan, đơn vị. Nội dung bồi dưỡng bao gồm cả kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, quan tâm đến cơ chế, chính sách để phát huy vai trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của lực lượng này.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu ở các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu.

Trước hết, đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; sự vào cuộc của cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong công tác tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh các hoạt động báo chí xuất bản, phát thanh, truyền hình, đưa nội dung tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu lên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet. Ứng dụng khoa học công nghệ để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường, thích ứng với  biến đổi khí hậu ở cơ quan, đơn vị. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ứng phó với biến đổi khí hậu để phổ biến kinh nghiệm trong các cơ quan, đơn vị. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục với duy trì nghiêm chế độ, nền nếp ứng trực phòng, chống thiên tai; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng.

Năm là, thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân, hành động dũng cảm trong phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, tìm kiếm, cứu nạn. Qua đó, tạo động lực, sức mạnh, tiếp tục thực hiện tốt “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, xứng đáng với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, sự tin cậy, yêu mến của nhân dân.

Thiếu tướng PHAN VĂN SỸ,

Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội