A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

  Gặp mặt truyền thống nhân dịp Trung đoàn Pháo cao xạ 233 (Đoàn Đống Đa) đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

Sáng ngày 20/12/2020, Ban liên lạc truyền thống Trung đoàn Pháo cao xạ 233 (Đoàn Đống Đa) Quân khu 4 đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cựu chiến bình, cựu quân nhân, thân nhân các đồng chí liệt sĩ, từ trần nhân dịp Trung đoàn đón nhân danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân và kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12).

 

 

Các đại biểu dâng hoa báo công trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An).

   Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng Pháo phòng không để kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, nhằm bảo vệ miền Bắc XHCN, bảo vệ tuyến giao thông vận tải, bảo đảm chi viện sức người, sức của cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam trực tiếp đánh Mỹ, ngày 29/1/1966, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 233 với tên gọi Đoàn Đống Đa, trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không, không quân.

  Các cựu chiến binh Trung đoàn bên khẩu pháo 37ly 2 nòng được biên chế cho Đại đội 2 Trung đoàn Pháo cao xạ 233. Đây là khẩu pháo đã cùng Trung đoàn bắn rơi 27 chiếc máy bay của đế quốc Mỹ năm 1972, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4

 Ngày đầu thành lập, Đoàn Đống Đa có 5 đại đội. Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn được tăng cường, có giai đoạn được biên chế tới 6 Tiểu đoàn pháo cao xạ gồm các loại pháo 57mm, 37 mm 1 nòng, pháo 37mm 2 nòng, 1 đại đội súng máy AM 14,5mm 2 nòng và 1 Trung đội tên lửa vác vai tầm nhiệt.

Chương trình văn nghệ chào mừng do Đoàn Văn công Quân khu 4 thực hiện.

Sau gần 2 tháng thành lập, tổ chức ổn định biên chế và huấn luyện, Trung đoàn đã nhận nhiệm vụ cơ động chiến đấu trong đội hình Sư đoàn phòng không 361 bảo vệ thủ đô Hà Nội. Trong đó, Trung đoàn đảm nhiệm bảo vệ các trọng điểm giao thông, mục tiêu kinh tế quan trọng như: Nhà máy Điện Uông Bí, Nhà máy Điện Cọc 5, Kho xăng H6, Sân bay Nội Bài... với những trận đối đầu nảy lửa với không quân Mỹ.

Đại tá Nguyễn Hữu Thanh, thay mặt Ban liên lạc thông báo quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân của Chủ tịch nước tặng Trung đoàn.

Nhiều trận đánh của Trung đoàn đã đi vào lịch sử như trận giáp chiến với máy bay Mỹ ngày 9-10-1966 tại thị xã Phủ Lý, các lực lượng cao xạ đã chiến đấu dũng cảm, giữ vững được trận địa, bắn rơi 2 máy bay Mỹ, 1 chiếc rơi tại chỗ và bắt sống 1 giặc lái, được Bác Hồ gửi thư động viên.

Các đại biểu dự buổi gặp mặt.

 Từ tháng 5/1968, khi đế quốc Mỹ tập trung không quân, hải quân đánh phá hạn chế từ vĩ tuyến 19 trở vào, Trung đoàn 233 được Bộ Quốc phòng và Quân chủng phòng không, không quân giao nhiệm vụ rời Hà Nội, hành quân vào chiến trường A2, trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4, đảm nhiệm cơ động, chiến đấu, đánh trả cuộc chiến của Mỹ trên vùng Cán  Xoong, tuyến đầu của đường Trường Sơn, trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Ban liên lạc Trung đoàn Pháo cao xạ 233 đọc tóm tắt thành tích Trung đoàn.

 Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, càng đánh, càng trưởng thành, là một trung đoàn do nhiều đơn vị ghép lại, thiếu thốn mọi bề, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã dũng cảm vượt qua nhiều chiến trường các liệt, bắn giỏi, bắn trung, đưa Trung đoàn trở thành ngọn cờ đầu của lực lượng phòng không Quân khu 4.

Các đại biểu dự gặp mặt.

 Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 233 đã có 37 lần cơ động toàn đơn vị với chiều dài tờ 50km cho đến 500km; 24 lần cơ động cấp tiểu đoàn và 611 lần cơ động cấp đại đội với tổng chiều dài cơ động hơn 7800km. Trung đoàn đã chiến đấu 1512 trận, trong đó có 968 trận chiến đấu ban ngày và 544 trận chiến đấu ban đêm. Đã có 76 máy bay các loại đã bị Trung đoàn bắn hạ trong đó có 58 chiếc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc, 17 chiếc bị bắn rơi trên chiến trường B5, 1 chiếc trên chiến trường Lào; 9 giặc lái bị bắt sống.


Ông Hà Văn Tải, nguyên Bí thư Thành ủy Vinh (Nghệ An) thời kỳ 1968 – 1973 kể lại thời kỳ quân và dân TP Vinh sát cánh cùng Trung đoàn chiến đầu bảo vệ bầu trời Thành phố Vinh, trong đó có điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ tại Phà Bến Thủy.

          Nhiều trận đánh đã đi vào lịch sử của bộ đội phòng không Việt Nam, mà tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ Truông Bồn ngày 6/6/1968 bắn rơi 2 máy bay; trận đánh bảo vệ Bến Thủy, TP Vinh ngày 6/9/1968 và ngày 25/5/1972 bắn rơi 2 máy bay của Mỹ; trận đánh tại Cầu Cày, cầu Sông (Hà Tĩnh) vào các ngày 19/5 và 27/5/1972 bắn rơi 6 máy bay của Mỹ.v.v... Trong đó thành tích bắn rơi 2 máy bay A4, 2 máy bay A6, 1 máy bay A7, bắt sống 1 giặc lái Mỹ trong trận đánh tại cầu Cày (tỉnh Hà Tĩnh) ngày 19/5/1972 như một món quà đặc biệt mừng sinh nhật Bác đã làm nức lòng quân và dân cả nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Các thế hệ cựu chiến binh Trung đoàn..

Với thành tích đạt được, tại Đại hội Thi đua Quyết thắng Quân khu 4 năm 1972, đơn vị đã giành được danh hiệu “4 nhất”: Bắn rơi nhiều máy bay nhất; nhiều cái rơi tại chỗ nhất; tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái nhất; tiết kiệm nhiều đạn nhất. Đơn vị vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần trực tiếp tới thăm và động viên: “Mong lực lượng phòng không có nhiều đơn vị như thế!”.          Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn đã có 176 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 411 đồng chí bị thương, Trung đoàn được tặng thưởng nhiều huân chương các loại, trong đó có 1 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân Dân.

Các thế hệ cựu chiến binh Trung đoàn

 Đặc biệt, với thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 1/9/2020, Trung đoàn Cao xạ 233 Quân khu 4 đã vinh dự được Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”.  Đây phần thưởng cao quý, niềm tự hào, nguồn động viên to lớn đối các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 233. Mặc dù sau ngày thống nhất đất nước, Trung đoàn nhận nhiệm vụ mới, không còn trong biên chế của quân đội, nhưng dù trên cương vị công tác nào, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn luôn giữ vững và phát huy truyền thống quý báu của Trung đoàn 4 nhất năm xưa, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, đóng góp ngày càng hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được gia đình, hàng xóm và nhân dân quý trọng, tin tưởng.

Tin, ảnh: LÊ THẮNG

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội