Thứ ba, 16/04/2024 - 12:30
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 kiểm tra Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình. Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Khăm Muồn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May tại tỉnh Viêng Chăn (Lào) Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4: Kiểm tra tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, chúc Tết Bun Pi May lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào Quân khu 4: Khai giảng bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt”
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản Anh hùng ca Đường 9 - Nam Lào

50 năm về trước, vào mùa Xuân 1971, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và trực tiếp là Quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã bẻ gãy cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mỹ, ngụy, làm nên một bản anh hùng ca bất tử - Bản Anh hùng ca Đường 9-Nam Lào, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng miền Nam bước vào cuộc tiến công chiến lược năm 1972; đồng thời tạo đà đưa cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến toàn thắng.

Một bước phiêu lưu quân sự

Ngày 30/1/1971, lực lượng ngụy quân Sài Gòn được sự yểm trợ tối đa của Không quân và Pháo binh của quân Mỹ đã mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” nhằm đánh phá hành lang chiến lược, phá hủy hệ thống kho tàng hậu cần của ta trên đất Lào và cắt đứt tuyến đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Sê-pôn. Đây là một phần của chủ trương “chiến tranh bóp nghẹt” của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, làm cho lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam suy yếu, không còn khả năng đánh lớn. Đồng thời thông qua cuộc hành quân này để phô trương kết quả sau gần ba năm triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, kiểm tra khả năng tác chiến và kiểm soát tình hình của ngụy quân Sài Gòn sau khi quân Mỹ và quân đồng minh rút khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam. Để tránh sự phản đối của dư luận trong nước và quốc tế, lực lượng quân Mỹ tham gia yểm trợ cho cuộc hành quân này mang “tên Mỹ”: Dewey Canyon II (Trước đó vào tháng 1/1969 đã có cuộc hàng quân tương tự qua vùng biên giới Việt - Lào mang tên Dewey Canyon I); cuộc hành quân của ngụy quân Sài Gòn mang mật danh “Lam Sơn 719” (Ghép số 71 với Đường số 9). Do tầm quan trọng của bước phiêu lưu quân sự này, ngụy quyền Sài Gòn đã huy động ba sư đoàn chủ lực và nhiều đơn vị quân, binh chủng (tổng cộng khoảng 30 nghìn quân), 450 xe tăng, xe thiết giáp; hơn 200 khẩu pháo, 700 máy bay các loại cho cuộc hành quân và dự kiến nó sẽ kéo dài trong ba tháng và được triển khai qua bốn giai đoạn. Tuy nhiên, mới đi được phân nửa chặng đường (44 ngày đêm), cuộc hành quân đầy tham vọng mang tên “Lam Sơn 719” đã bị chặn đứng với một kết cục bi thảm.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) nghe Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) trình bày kế hoạch tác chiến Chiến dịch đường 9 Nam - Lào năm 1971.

Bước ngoặt quan trọng

Sau cuộc đảo chính ở Cam-pu-chia (18-3-1970), Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định, địch sẽ triển khai những bước phiêu lưu quân sự mới dọc theo hành lang Trung - Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia; đồng thời phán đoán địch sẽ đánh phá quyết liệt Tuyến chi viện chiến lược 559 để cô lập cách mạng miền Nam. Do dự đoán đúng âm mưu, thủ đoạn của địch cho nên khi ngụy quân Sài Gòn tung lực lượng đánh ra khu vực Đường 9 - Nam Lào, Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Quân ủy Trung ương nhất thiết phải thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào, vì đây là một trong những trận đánh có ý nghĩa quyết định về chiến lược. Thấu triệt tinh thần đó, Bộ Tổng Tư lệnh đã tập trung một lực lượng mạnh cho chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, bao gồm: Binh đoàn 70 (3 sư đoàn: 308,304 và 320), Sư đoàn 324, Sư đoàn 2 và một số đơn vị thuộc lực lượng vũ trang B4, B5, Đoàn 559; bốn trung đoàn Pháo binh; bốn trung đoàn Cao xạ, ba trung đoàn Công binh, ba tiểu đoàn Tăng - Thiết giáp; một số tiểu đoàn Đặc công… Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Mặt trận Lào yêu nước cũng huy động lực lượng vũ trang và Nhân dân địa phương đẩy mạnh tiến công địch; đồng thời phối hợp chặt chẽ với quân tình nguyện Việt Nam. Trải qua hơn 50 ngày đêm liên tục tiến công quân địch (từ 31/1 đến 23/3/1971), Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào kết thúc thắng lợi giòn giã.

Thất bại của Mỹ và ngụy quân Sài Gòn ở Đường 9 - Nam Lào là một thất bại về chiến lược hết sức quan trọng; đánh dấu bước thất bại cơ bản về quân sự của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Những mục tiêu mà cả Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đặt ra cho cuộc hành quân và gửi gắm vào đó nhiều kỳ vọng đều không đạt được: Không bóp nghẹt được hành lang vận chuyển chiến lược của đối phương; không triệt phá được các căn cứ hậu cần ở Sê-pôn; không làm suy yếu được khả năng tập trung lực lượng đánh lớn của Quân Giải phóng miền Nam… Ngược lại, thất bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã tạo ra thời cơ thuận lợi mới cho phong trào kháng chiến của ba nước Đông Dương. Đúng như nhà nghiên cứu W.Nolan đã nhận xét: Lam Sơn 719 - cuộc tiến công vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh là cuộc hành quân thiệt hại nặng nề nhất đối với ngụy quân Sài Gòn. Nếu xét trên phương diện đây là một cuộc thử nghiệm lớn của Việt Nam hóa chiến tranh thì Lam Sơn 719 là một thất bại nặng nề. Một lực lượng lớn đã bị thương vong.

Các chiến sĩ quân Giải phóng trong chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào.

Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào mùa Xuân 1971 là một trong những sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược của cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng này không chỉ trực tiếp đánh bại cuộc thử nghiệm khả năng tác chiến của ngụy quân Sài Gòn - rường cột của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, giáng một đòn chí mạng vào âm mưu kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương..., mà còn làm phá sản kế hoạch chiến lược của Mỹ nhằm bóp nghẹt và ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền bắc cho cách mạng miền Nam. Chiến thắng này còn là một minh chứng sống động cho mối tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai Quân đội và hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong so sánh tương quan lượng và thế chiến lược trên chiến trường có lợi cho cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ của Việt Nam, mà cả ba nước Đông Dương. Chiến thắng này cũng cho thấy bước phát triển về tổ chức và nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giá trị của chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã vượt ra ngoài khuôn khổ chiến thắng của một chiến dịch. Sức lan tỏa của nó vượt ra khỏi giới hạn cả về mặt không gian và thời gian; xứng đáng là một trong những bản anh hùng ca “thời đánh Mỹ”.

Nguồn: BÁO NHÂN DÂN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội