A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng tầm văn hóa đọc cho bộ đội

Thời nào cũng vậy, sách luôn có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Đọc sách báo không chỉ là niềm vui, sở thích, thị hiếu, nhu cầu của đông đảo quân nhân, mà còn là một trong những chế độ, tiêu chuẩn để góp phần làm phong phú tâm hồn, nâng tầm tri thức cho bộ đội.

Nhớ dịp công tác tại quần đảo Trường Sa, tôi tìm đến thư viện nơi đầu sóng ngọn gió, thấy sách báo phong phú không khác biệt so với tủ sách đơn vị ở đất liền. Trò chuyện với một chiến sĩ, tôi vẫn chưa quên câu nói của người chiến sĩ: “Sách nhiều lắm anh à, chỉ sợ không có thời gian đọc thôi”.

Đọc sách ở Trường Sa.
Ảnh: HUY CƯỜNG


Câu chuyện văn hóa đọc ở đơn vị cơ sở có đi vào nền nếp hay không suy cho cùng phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp. Những năm gần đây khi có Ngày Sách Việt Nam (21-4), nhiều cơ quan, đơn vị đã có những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả thực hiện nghiêm túc, sáng tạo hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Những mô hình hay, như ở Vùng 1 Hải quân mà chúng tôi có dịp đi tìm hiểu gần đây thiết nghĩ cần được nhân rộng. Đó là tổ chức Hội thi thư viện, phòng Hồ Chí Minh là dịp để các đơn vị đầu tư kinh phí để có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đọc sách của bộ đội. Nhân kỷ niệm các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, quân đội, thường tổ chức thi tìm hiểu kiến thức thông qua sách báo; giao lưu với điển hình tiên tiến ở ngay chính đơn vị mà sách báo viết chân dung tiêu biểu trong phong trào thi đua...Câu nói đó phản ánh hai điều đáng chú ý về văn hóa đọc trong quân đội. Đầu tiên là các đơn vị chịu khó tìm nhiều loại sách báo hay để bổ sung, cấp phát đúng, đủ theo Thông tư số 104 của Bộ Quốc phòng là bình quân 300 trang sách/người/năm, riêng quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 bảo đảm 350 trang sách/người/năm. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian đọc và khơi gợi văn hóa đọc trong môi trường quân đội lại chưa có sự đồng đều giữa các đơn vị. Ngoài thời gian duy trì chế độ đọc báo, nhiều đơn vị làm tốt còn bố trí giá sách, báo ở khu sinh hoạt tập thể có ghế đá mà bộ đội thường hay nghỉ ngơi, trò chuyện. Lúc bộ đội ra thao trường, nhiều đơn vị duy trì tốt tủ sách báo lưu động phục vụ bộ đội đọc trong giờ nghỉ giải lao. Nhưng cũng có đơn vị làm chưa tốt khi bố trí công việc khác nhau lạm vào thời gian nghỉ ngơi, đọc sách báo của chiến sĩ. Tủ sách ở một số đơn vị phủ bụi, khóa im ỉm, chiến sĩ nhiều khi muốn đọc cũng cảm thấy ngại ngần.

Với đặc thù môi trường Quân đội, hạ sĩ quan, chiến sĩ tại ngũ không được sử dụng các thiết bị điện tử kết nối mạng để đọc sách báo số hóa. Vì thế, khơi dậy văn hóa đọc bằng chính số sách báo mà đơn vị có, thông qua những cách làm hay để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi đắp tri thức cho chiến sĩ cần được cấp ủy, chỉ huy từng đơn vị chú trọng. Một khi chỉ huy các cấp thay đổi nhận thức, sẽ thường xuyên quan tâm, sâu sát, chủ động gần gũi để nắm sở thích đọc của chiến sĩ, chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng để mua bổ sung, mượn, luân chuyển sách báo phục vụ bộ đội.

Sách báo luôn là người bạn đồng hành với chiến sĩ từ những năm bom đạn đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ngày xưa, nhiều cán bộ, chiến sĩ viết phiếu yêu cầu mượn hàng chục cuốn sách một lần để đọc trong thời gian dưỡng thương. Những cuốn sách không chỉ phần nào xoa dịu vết thương mà còn giúp mỗi người có thêm hiểu biết để khi chiến tranh qua đi tiếp tục làm việc, cống hiến. Ngày nay, đẩy mạnh văn hóa đọc từ cơ sở nhất thiết phải được xem là một việc làm cốt yếu để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giữ vững mặt trận tư tưởng trong Quân đội.

Theo QĐND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội