A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xem người bệnh như người thân

Hơn 53 tuổi đời, 30 tuổi quân, từ bác sĩ điều trị cho đến Chủ nhiệm khoa, trên cương vị nào, Đại tá Lê Văn Thanh, Chủ nhiệm Khoa A10 luôn phát huy tốt nhiệt tình, trách nhiệm, nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu, sáng tạo cộng với kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của “người cầm lái” Khoa Y học cổ truyền, anh được ví như những “người mẹ hiền” của không chỉ đối với quân nhân mà còn của nhân dân trên địa bàn.

Gần như cả tháng nay, vào những đêm không phải trực, nhưng căn phòng làm việc của Đại tá, bác sĩ Lê Văn Thanh, Chủ nhiệm Khoa A10 - Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần vẫn luôn sáng đèn. Hầu như đêm nào cũng vậy, sau khi cơm nước xong, anh lại lặng lẽ dắt xe vào cơ quan để hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá kết quả bước đầu điều trị kết hợp giũa y học cổ truyền và phục hồi chức năng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” mà anh đã “thai nghén” từ mấy năm nay.

Tiếp chúng tôi ngay tại căn phòng làm việc còn bề bộn cả đống tài liệu anh vừa nghiên cứu tối hôm qua, anh vui vẻ cho biết, những đề tài khao học mà anh đã, đang và sẽ đầu tư nghiên cứu là một phần minh chứng cho cái “nhìn” chưa đúng của một số người, cho rằng: “Đông y trong bệnh viện Tây y hay bị lãng quên”. Từ đó, bản thân tôi đã không quản khó khăn vất vả, vừa lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn; vừa tranh thủ, tận dụng mọi điều kiện thời gian rảnh rỗi để đầu tư nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan đến y học cổ truyền, sưu tầm các tư liệu phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ chuyên môn của mình.

Đại tá Lê Văn Thanh thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Khoa
Đại tá, bác sỹ Lê Văn Thanh thường xuyên thăm, động viên bệnh nhân điều trị tại Khoa

 

Trò chuyện với Đại tá Lê Văn Thanh, chúng tôi được biết, anh đến với y học cổ truyền như một cơ duyên. Năm 1981, tốt nghiệp Trường chuyên Phan Bội Châu cũng là thời điểm Bệnh viên Quân y 4 vừa chuyển về đang triển khai xây dựng tại xã Hưng Lộc. Ước mơ trở thành bác sĩ vốn đã ấp ủ từ mấy năm đèn sách, nay Bệnh viện Quân y 4 lại chuyển về đóng trên quê hương, anh đã đăng ký và thi đậu vào Học viện Quân y theo con đường binh nghiệp của bố, vừa để được chăm sóc, chữa bệnh cho các thương, bệnh binh. Sau 6 năm “dùi mài đèn sách”, tốt nghiệp với tấm bằng ưu, anh về nhận công tác tại Trung đoàn Pháo binh 16. Đầu tháng 1/1988, anh lại đăng ký đi học khoa đông y với tấm bằng giỏi. Năm 1989, anh được điều về nhận công tác tại Khoa đông y, Bệnh viện Quân y 4. Đến năm 1994, anh lại được đi học thạc sĩ đông y, Học viện Y học cổ truyền Quân đội. Từ năm 2000 đến 2009, anh lần lượt được bổ nhiệm Phó khoa, rồi Trưởng khoa Đông y đến nay. 

Về nhận công tác tại Khoa Y học cổ truyền thuộc Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần Quân khu. Mặc dù Bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng lấy gương hy sinh của bố để phấn đấu, suốt quá trình công tác tại đây, Bác sĩ Lê Văn Thanh đã vận dụng kiến thức trên ghế nhà trường, tranh thủ học kinh nghiệm của người đi trước để hoàn thành việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Ngoài việc chăm sóc, điều trị sức khỏe cho bệnh nhân theo kế hoạch, không kể giờ nghỉ, ngày nghỉ, anh luôn có mặt tại khoa, tại các giường bệnh để kiểm tra, chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, Bác sĩ Lê Văn Thanh tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu các đề tài khoa học. Tính đến nay, anh đã đầu tư nghiên cứu thành công 8 đề tài khoa học, ứng dụng có hiệu quả trong khám, điều trị.

Trò chuyện với những người thầy thuốc mặc áo lính ở Bệnh viên Quân y 4, điều chúng tôi cảm nhận ở họ đó là việc vượt qua cả những khó khăn vất vả, chấp nhận sự hy sinh, thiệt thòi, tất cả vì người bệnh. Với những người lính quân y ở Khoa A10 thì đây chính là môi trường thuận lợi để họ rèn luyện, nâng cao bản lĩnh, bởi họ được tôi luyện, nâng cao trình độ, tay nghề với đặc thù của một chuyên ngành đòi hỏi ở họ đức tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác của ngành Y học cổ truyền... Khắc ghi lời dạy của Bác: “Lương y như từ mẫu”, bác sĩ Thanh hiểu rằng “y đức, y thuật và tình yêu đối với người bệnh” là cội rễ của việc cứu người. “Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh. Người thầy thuốc trước hết phải có cái tâm, luôn lo lắng, trăn trở để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Dù nửa đêm hay giờ nghỉ, ngày nghỉ, nếu có bệnh nhân dù nặng hay nhẹ vào cấp cứu, tôi cũng đều có mặt để cứu chữa cho người bệnh. Hãy biết “xem người bệnh như người thân của mình” mới là cách tốt nhất để cứu người...” - Bác sĩ Thanh bộc bạch.

Hơn 53 tuổi đời, 30 tuổi quân, từ bác sĩ điều trị cho đến Chủ nhiệm khoa, trên cương vị nào, Đại tá Lê Văn Thanh, Chủ nhiệm Khoa A10 luôn phát huy tốt nhiệt tình, trách nhiệm, nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu, sáng tạo cộng với kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của “người cầm lái” Khoa Y học cổ truyền, anh được ví như những “người mẹ hiền” của không chỉ đối với quân nhân mà còn của nhân dân trên địa bàn. Nhiều năm liền, Khoa A10 luôn giữ vững lá cờ đầu trong phong trào thi đua quyết thắng. Từ năm 2015 - 2016, Khoa luôn đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng. Có được kết quả đó, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, y bác sĩ của Khoa, đó là sự đóng góp không nhỏ của Đại tá, Bác sĩ Lê Văn Thanh.

                                                                     Bài, ảnh: LÊ XUÂN LIỆU


Tác giả: Lê Xuân Liệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội