Đối tượng và khi nào cần tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3?
Nhiều nước trên thế giới đã có kế hoạch tiêm mũi vắc xin thứ 3 đại trà cho dân. Riêng WHO hôm 11-10-2021 khuyến nghị những người bị suy giảm hệ miễn dịch nên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 bổ sung.
Theo Reuters, lý do được các chuyên gia đưa ra là vì cơ thể những đối tượng này ít có khả năng sản sinh đầy đủ kháng thể nếu chỉ được tiêm 2 liều vắc xin phòng Covid-19, và vẫn có nguy cơ cao mắc Covid-19 thể nặng.
Nhóm cố vấn của WHO cũng khuyến cáo, người trên 60 tuổi đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 của các hãng dược Trung Quốc, như Sinovac hoặc Sinopharm, cũng nên được tiêm liều bổ sung từ vắc xin cùng loại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phương thức này có thể được cân nhắc tùy theo tình trạng vắc xin sẵn có ở từng địa phương.
Ngày 30-7 vừa qua, Israel đã khởi động chiến dịch tiêm vắc xin nhắc lại mũi thứ 3 cho những người trên 60 tuổi nhằm tăng khả năng đề kháng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao bệnh trở nặng và tử vong nếu mắc Covid-19. Đây là một trong những biện pháp được Chính phủ Israel đưa ra nhằm đối phó với làn sóng dịch mới do biến thể Delta gây ra ở quốc gia Trung Đông từng được đánh giá "đã viết nên câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống Covid-19". Trước đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 4-10 đã chính thức phê chuẩn tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, cơ quan này cũng nhất trí rằng tiêm liều bổ sung vắc xin của Moderna và Pfizer/BioNTech là điều cần thiết đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Tại Campuchia, phát biểu tại lễ khởi động chương trình tiêm phòng Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi ngày 1-8, Thủ tướng Hun Sen cho biết mũi tiêm thứ 3 sẽ được ưu tiên dành cho 500.000 - 1.000.000 nhân viên tuyến đầu chống dịch.
Trong khi đó, Chính phủ Anh cũng đang lên kế hoạch thực hiện chương trình tiêm mũi vắc xin tăng cường cho 32 triệu dân bắt đầu từ tháng 9-2021 nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, trước lo ngại hiệu quả của vắc xin ngừa Covid-19 có thể bắt đầu giảm. Chương trình này dự kiến sẽ bắt đầu sau ngày 6-9, với mục tiêu mỗi tuần thực hiện tiêm mũi vắc xin thứ 3 cho gần 2,5 triệu người từ 50 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch.
Như vậy có thể thấy qua các nghiên cứu, hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Đây chính là lý do để giới khoa học một số nước khuyến cáo về việc tiêm thêm mũi thứ 3 để tăng cường mạnh mẽ khả năng của cơ thể chống lại loại virus nguy hiểm gây nên dịch Covid-19.
Theo hãng CNN, trong báo cáo công bố ngày 28-7, hãng vắc xin Pfizer (Mỹ) đã đưa ra dữ liệu cho thấy tiêm liều vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech thứ 3 giúp tăng mức bảo vệ trước biến thể Delta. Theo đó, mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta tăng gấp 5 lần ở người 18 - 55 tuổi được tiêm nhắc lại. Trong khi đó, ở người 65 - 85 tuổi, mức độ kháng thể sau khi tiêm liều vắc xin thứ 3 tăng gấp 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ 2.
Giám đốc điều hành (CEO) của Pfizer, ông Albert Bourla cho rằng, hiệu quả của vaccine mạnh nhất ở mức 96,2% trong 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Sau đó giảm xuống chỉ còn 83,7%. Sau mỗi hai tháng, con số này giảm trung bình 6%. Kết quả này có được sau khi Pfizer/BioNTech nghiên cứu hơn 44.000 người trên khắp nước Mỹ và các quốc gia khác. Pfizer cũng đưa ra khuyến nghị tiêm liều thứ 3 dựa trên các nghiên cứu ở Israel, đất nước đã tiêm 2 liều cho gần 60% dân số bằng vắc xin Pfizer/BioNTech, theo The New York Times.
Tháng 6/2021, các nhà nghiên cứu Anh đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên tình nguyện viên cho thấy tiêm liều thứ 3 vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford có thể giúp tăng nồng độ kháng thể trong cơ thể tình nguyện viên. Đây được xem là dấu hiệu tích cực cho thấy liều thứ 3 vaccine AstraZeneca sẽ mang lại mức bảo vệ đáng kể nếu hiệu quả của hai liều đầu tiên giảm dần theo thời gian.
Ngày 30-7, Israel đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine nhắc lại mũi thứ 3 cho những người trên 60 tuổi nhằm tăng khả năng đề kháng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao bệnh trở nặng và tử vong nếu mắc COVID-19. Còn ở Campuchia, lãnh đạo nước này từng công bố mũi tiêm thứ 3 sẽ được ưu tiên dành cho 500.000 - 1.000.000 nhân viên tuyến đầu chống dịch. Chính phủ Anh cũng từng có kế hoạch thực hiện chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường cho 32 triệu dân bắt đầu từ tháng 9 nhằm bảo vệ những người bị suy giảm miễn dịch.
Tuy nhiên,trên thực tế, vấn đề tiêm mũi thứ 3 cần có thời gian để chứng minh thực tế ở các nước. Ở Việt Nam, việc triển khai tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 sẽ dựa trên thực tế phòng chống dịch tại địa phương. Một số chuyên gia cho rằng, ít nhất cần thực hiện đủ 2 mũi tiêm bắt buộc và có kết quả xét nghiệm kiểm tra kháng thể sau một thời gian nhất định để đi đến quyết định và có chỉ định cần thiết tiêm mũi 3 vắc xin COVID hay không.
P.V
Bình luận, góp ý (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận