Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm có còn lại không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á và trên thế giới . Mặc dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng nhiều công trình của tòa thành này còn tương đối nguyên vẹn.
Thành nhà Hồ gồm các bộ phận: La thành, Hào thành, Hoàng thành, Đàn tế Nam Giao cấu thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài Hoàng thành gồm tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá xanh nặng từ 10 đến 20 tấn, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau, có phiến dài tới hơn 6m, nặng hơn 20 tấn. Tổng khối lượng đá sử dụng để xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.
Ngày 27-6 -2011 , sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hiện nay, Thành nhà Hồ được Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt .
Trên lãnh thổ Việt Nam và châu Á có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ nhưng Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá, rất hiếm trên thế giới. Trong ảnh: Cửa Nam Thành nhà Hồ.
Thành có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Cổng Nam là cổng chính, có ba cửa: Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Toàn bộ cổng Nam dài hơn 34m, cao 10m, dày 15m. Cổng được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít nhau. Mặt trên cửa Nam phẳng, được ốp hoàn toàn bằng đá, rộng khoảng 500m2 , du khách có thể lên trên cửa Nam bằng cầu thang. Từ đây phóng tầm mắt có thể ngắm toàn cảnh di tích Thành nhà Hồ. Toàn cảnh Thành nhà Hồ nhìn từ cửa phía Nam. Thành có quy mô lớn, hình gần vuông. Con đường dẫn đến cửa Bắc ở đối diện. Ở chính giữa, con đường này sẽ vuông góc, giao nhau với con đường dẫn ra cổng phía Tây ở bên trái và cổng phía Đông ở bên phải. Phía trong thành giờ đây là nơi canh tác lúa, hoa màu, trở thành kế sinh nhai của hàng trăm hộ dân. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật thi công các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của thiên tai, chiến tranh và quá trình đô thị hóa. Thành được xây dựng gần như hình vuông; tường thành phía ngoài được thi công bằng nhiều hàng đá xếp ngang, trong đó 2 hàng xếp chìm dưới đất làm móng, tường cao trung bình từ 5 - 6m. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Trong ảnh: Đoạn tường thành phía cửa Nam. Bên trong tường thành được đắp đất, nện chắc, thoai thoải dần. Mỗi tường thành dài trên dưới 800m và chu vi trên 3,5km, diện tích hơn 142 héc ta. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, cao 1m, dày 0,7m, nặng khoảng 15 đến 20 tấn. Dưới tác động của thiên nhiên, các phiến đá trở nên rêu phong, cổ kính, những gốc duối nhiều năm tuổi mọc xen giữa các phiến đá càng làm tường thành thêm vững chắc nhờ những bộ rễ bám lấy đá, ăn sâu vào tường đất. Ba cổng còn lại của Thành nhà Hồ chỉ có một cửa, trong đó cổng Bắc, cổng Tây rộng 5,8m, cổng Đông rộng 5,9m, đều cao 5,4m. Trong ảnh: Cổng phía Tây của thành Tuy gặp nhiều biến cố lịch sử nhưng cổng thành luôn là nơi chứng kiến những thăng trầm trong cuộc sống của nhiều thế hệ người dân nơi đây Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thiên tai, địch họa nhưng tường thành phía ngoài cơ bản còn khá nguyên vẹn… … nhưng cũng đã có một số đoạn bị sạt lở Giữa các phiến đá không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc này chỉ xây dựng vỏn vẹn trong ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397) Toàn cảnh cổng và tường thành phía Bắc Từ cổng thành phía Bắc đi thẳng ra là Quốc lộ 217, Quốc lộ 45, rất thuận tiện đi Cẩm Thủy và các huyện miền núi xứ Thanh Những bức tường thành dù còn nguyên vẹn hay không nhưng đã gắn liền với cuộc sống mưu sinh từ bao đời nay của người dân nơi đây Tường thành phía Đông So với phía Nam, Tây, Bắc thì tường và cổng thành ở phía Đông là còn nguyên vẹn nhất Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam đến cổng Bắc. Cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ, thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, khắc kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng. Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng đá này được chạm khắc trên thềm bậc của cung điện Thành nhà Hồ như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa)... Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Bình Khương liên quan đến lịch sử xây dựng Thành nhà Hồ nằm sát tường thành phía Đông. Truyền thuyết kể rằng: “Trần Cống Sinh là chồng Bình Khương được giao xây dựng tường thành phía Đông nhưng tường thành xây xong lại sụt lún. Cống Sinh không hoàn thành nhiệm vụ nên bị triều đình vùi thân vào tường thành. Thương xót trước cái chết của chồng, để giữ tiết thủy chung, Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết. Ban đầu, đền được nhân dân xây dựng bằng tre, nứa để thờ Bình Khương phu nhân và Cống Sinh phu quân. Năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa là Vương Duy Trinh cảm động trước câu chuyện tình thủy chung đã khôi phục đền và cho dựng bia ghi lại sự tích Cống Sinh – Bình Khương. Đền thờ là di tích minh chứng cho quá trình lao động gian khổ, bền bỉ của người xưa tham gia xây dựng Thành nhà Hồ, đồng thời ca ngợi khí tiết son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Thực hiện: MẠNH HÙNG
Bình luận, góp ý (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận