Thứ sáu, 29/03/2024 - 09:36
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CON ĐƯỜNG MANG TÊN MƯỜI UYỂN

sinh ngày 12/12/1912 tại phố Hàng Gạo (tên tiếng Pháp lúc đó là Rue de Manekes) nay là đường Lê Huân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thân phụ ông là nhà giáo Nguyễn Bằng Truyền.

Đồng chí Mười Uyển tích cực tham gia phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh những năm 1930. 

Tuổi đến trường, ông được gia đình cho vào học trường tiểu học Việt – Pháp Vinh. Là học trò của các thầy giáo Trần Phú, Hà Huy Tập (sau này trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), Mười Uyển và các bạn cùng trang lứa đã được các thầy Trần Phú, Hà Huy Tập truyền cho bao cảm xúc mới lạ về tình yêu quê hương, đất nước.

Không chỉ là một học trò giỏi văn hóa, Mười Uyển còn là một cầu thủ sáng giá của đội bóng đá lừng danh thời đó “Thanh niên áo vàng”, một võ sĩ quyền Anh có thứ hạng, và là một “cua rơ” xe đạp nhiều lần đạt giải “cua rơ” Trung Kỳ.

Việc học hành của Mười Uyển bị liên tục gián đoạn. Tháng 8/1928, ông bị thực dân Pháp bắt giam vì “tham gia hội kín” chưa đến 18 tuổi nên sau 3 tháng giam cầm ở nhà lao Vinh ông được tạm tha. Tháng 7/1928, ông lại bị bắt giam lần thứ 2. Biết ông là “thành viên nguy hiểm” nên dù ông chưa đủ 18 tuổi chúng vẫn kiếm cớ giam ông 9 tháng trong tù. Ra tù, ông lại tìm cách kết nối với tổ chức để tiếp tục hoạt động. Ngày 12/9/1930, giữa lúc phong trào Xô Viết đang bị dìm trong bể máu, ông được kết nạp vào Đảng.

Thang 12/1931, Mười Uyển lại bị thực dân Pháp bắt lần thứ 3, bị kết án 3 năm tù, đày biệt xứ lên Kon Tum. Trong ký sự “Ngục Kon Tum” (NXB Văn hóa – H – 1964)  tác giả Lê Văn Hiến đã viết: Ngọn cờ trong phong trào “đấu tranh lưu huyết” là Mười Uyển. Ý chí và bản lĩnh của những người cộng sản mà Mười Uyển là tiên phong đã làm kẻ thù phải chùn bước nhưng ông phải gia hạn thêm 9 năm tù và đày đi Buôn Mê Thuột. Tại đây ông được người bạn tù lớn tuổi nhưng học rộng, biết nhiều, phong thái đỉnh đạc, khoan dung đến kẻ thù cũng phải khiếp sợ là cụ Hồ Tùng Mậu hết sức yêu quý. Cụ Mậu đã chỉ giáo thêm cho ông những trí thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng tiến bộ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Sau 12 năm giam cầm, tháng 9/1942, ông được ra tù về chịu quản thúc tại địa phương. Trở về quê nhà, ông nhanh chóng bắt liên lạc với tổ chức Đảng ở Vinh để tiếp tục hoạt động.

Ngày 9/3/1945, Phát xít Nhật hất cẳng Pháp chiếm lại thị xã Vinh. Ở Vinh xuất hiện nhiều tổ chức chính trị xã hội. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, Luật sư Phan Anh được cử làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Phong trào “Thanh niên Phan Anh” phát triển mạnh, phong trào “Thanh niên vui khỏe trẻ trung” hoạt động rất sôi động ở thị xã Vinh. Danh thủ bóng đá Trần Xuân cùng một số trí thức ở thị xã Vinh như Trần Đăng Lân (công chức Ngân hàng), Bảo Nguyên (chủ hiệu vàng), Vũ Công Giáp (chủ hiệu thuốc tây) thành lập “Đội thanh niên thể thao” tập hợp được hàng trăm thanh niên, tổ chức nhiều hoạt động thể thao như đá bóng, đua xe, quyền Anh sôi nổi.

Chủ trương của tổ chức Đảng ở thị xã Vinh là tìm mọi cách tranh thủ, hướng lái tổ chức thanh niên này đi theo cách mạng không để “học thuyết Đại Đông Á” của bọn thân Nhật lôi kéo. Sau khi đồng chí Trần Văn Quang (sau này là Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) thay mặt tổ chức Đảng ở Nghệ An bí mật tiếp xúc, thuyết phục được danh thủ Trần Xuân, nhiệm vụ còn lại tổ chức Đảng giao cho Mười Uyển. Dẫu mới ra tù nhưng với phong cách hào hoa, lịch thiệp và những thành tích nổi trội trong thể thao Mười Uyển nhập cuộc nhanh chóng và trở thành người giúp việc tin cậy của thủ lĩnh Trần Xuân để củng cố xây dựng phong trào thanh niên tiến bộ, tập hợp ngày càng đông đảo thanh niên học sinh, trí thức.

Ngày 19/5/1945, Hội nghị thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh được tổ chức tại nhà ông Nguyễn Bằng Truyền (thân phụ Mười Uyển). Hội nghị kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ An. Đồng chí Mười Uyển được bầu vào Ban Chấp hành và được phân công lãnh đạo tổ chức thanh niên trong giành chính quyền ở thị xã Vinh. Hình ảnh Mười Uyển đi đầu trong đội quân “Thanh niên Phan Đình Phùng” diễu hành trong ngày 21/8/1945 tại Vinh đang được trưng bày ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Nghệ An, Bảo tàng Quân khu 4 đã ghi lại những chiến công của “Thanh niên Phan Đình Phùng” trong những ngày giành chính quyền về tay Nhân dân ở thị xã Vinh ngày ấy.

Cách mạng Tháng 8 thành công, từ nhà tù Côn Đảo cụ Hồ Tùng Mậu trên đường ra Hà Nội nhận nhiệm vụ đã dừng lại Vinh, Mười Uyển vô cùng sung sướng được gặp lại người thầy của mình trong lao tù.

Ngày 15/10/1945, Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập Bộ Tư lệnh Chiến khu 4 (nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 4) và bổ nhiệm cụ Hồ Tùng Mậu làm Chính trị ủy viên, Lê Thiết Hùng làm Tư lệnh. Nhớ lại những ngày đầu thành lập Tư lệnh Lê Thiết Hùng kể lại: Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi và cụ Hồ Tùng Mậu vào Vinh chọn nhà đồng chí Mười Uyển tá túc để liên hệ với Xứ ủy Trung Kỳ, Ủy ban kháng chiến Nghệ An thành lập cơ quan Chiến khu, Gia đình đồng chí Mười Uyển đã trở thành “Sở chỉ huy đầu tiên” của Chiến khu 4.

Theo đề nghị của Tư lệnh Lê Thiết Hùng, Liên khu ủy 4 đã phân công đồng chí Mười Uyển tham gia công tác trong Quân đội, giữ chức vụ Trưởng phòng Hậu cần Chiến khu 4 (nay là Cục Hậu cần Quân khu 4).

Năm 1953, đồng chí Mười Uyển được điều động ra Tổng cục Cung cấp Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục Hậu cần) giữ chức vụ Trưởng phòng Kế hoạch (nay là Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần). Năm 1958, đồng chí Mười Uyển chuyển ngành về tham gia Ban Chấp hành Thành ủy Hải Phòng, giữ chức Bí thư Đảng ủy Nhà máy Thủy tinh Hải Phòng, sau chuyển sang Bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc nhà máy cá hộp Hạ Long. Năm 1960 ông bị bệnh hiểm nghèo, điều trị dài ngày và mất ngày 3/1/1972 tại Hà Nội.

Ông đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập (Hạng nhì). Tên ông được đặt cho một con đường thuộc địa bàn Nghi Ân, thành phố Vinh.

NGUYỄN KHẮC THUẦN


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội