Thứ sáu, 29/03/2024 - 19:12
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phong tục đón Tết cổ truyền của người dân xứ Huế

Năm cũ qua đi, năm mới đến, cũng là thời điểm người Việt Nam đón Tết cổ truyền. Ăn Tết nguyên đán thì nơi nào cũng có, tuy nhiên là vùng đất Cố đô xưa nên người Huế vẫn còn giữ những phong tục đón tết khá độc đáo.

Cây nêu được dựng lên trước Thế miếu để báo hiệu ngày Tết đã bắt đầu.

Là kinh đô xưa, Huế còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trong đó lễ nghi thờ cúng là phần quan trọng nhất, được thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm. Ngay từ đầu tháng Chạp, những người phụ nữ trong gia đình đã tất bật chuẩn bị cho việc thờ cúng tổ tiên. Những món đồ trong ngày tết, không thể thiếu sản phẩm của các làng nghề truyền thống của Huế như: hoa giấy Thanh Tiên, hạt nổ ngũ sắc,… món ăn thì có bánh chưng Nhật Lệ, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người Huế.

Quan trọng hơn cả vẫn là nơi thờ tự, thay cát trong bát hương trên bàn thờ gia tiên. Để thể hiện lòng thành kính, cát thay phải trắng tinh và mịn được lấy từ các làng quê ven biển. Các đồ thờ cúng như lư hương, chân đèn phải được đánh bóng. Mâm quả của người Huế không nhất thiết phải là ngũ quả “Cầu-Sung- Dừa-Đủ-Xoài” theo quan niệm của người phương Nam, nhưng không thể thiếu nải chuối, gọi là chuối mật. Đây là loại chuối duy nhất mà người Huế dùng để thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ tết.

Vào thời khắc chuyển sang năm mới, người Huế tổ chức cúng giao thừa. Lễ vật cúng giao thừa được bày biện ở ngoài sân lẫn trong nhà và đều là cỗ chay. Mâm cúng ngoài trời là để đưa đón các vị Hành khiển, diễn ra trước lúc giao thừa ít phút (mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi cõi hạ giới). Đến lúc giao thừa, vị Hành khiển cũ ở hạ giới phải bàn giao chức trách cho vị Hành khiển mới đến từ thượng giới. Vì việc bàn giao và tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị Hành khiển chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì thế mà người Huế phải bày biện mâm cúng ngoài trời cho kịp thời gian của các vị Hành khiển.

Lễ cúng trong nhà diễn ra vào đúng thời điểm chuyển sang năm mới là để cầu xin tổ tiên “phù hộ độ trì” cho con cháu trong gia tộc một năm mới may mắn, an khang.

Trước đây ở Huế không có tục hái lộc đầu năm như ngoài Bắc nên người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Sau này, do chính quyền địa phương tổ chức bắn pháo hoa ở quảng trường Ngọ Môn vào lúc giao thừa nên một bộ phận người Huế, đa phần là giới trẻ, ra khỏi nhà vào đêm 30 Tết để chờ xem pháo hoa. Tuy nhiên, người lớn tuổi vẫn thích ở nhà lo việc thờ cúng hơn là ra đường như giới trẻ.

Sáng sớm mồng Một Tết, nghi lễ đầu tiên là lễ cúng Nguyên đán. Đó là lúc người Huế làm lễ cúng chay trên bàn thờ tổ tiên. Lễ vật là trầm trà, mứt bánh… đơn giản nhưng tinh khiết. Sau lễ ấy, gia chủ mới mở cửa đón khách đến nhà thăm Tết.

Từ ngày mồng Một Tết trở đi, mỗi ngày phải cúng 3 lần, sáng – trưa – chiều trên bàn thờ tổ tiên. Ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn.Ðến chiều mồng Ba Tết thì làm mâm cơm cúng đưa để tiễn ông bà về lại cõi trên. Chiều ngày mồng Bảy tháng Giêng, sau lễ hạ nêu thì một chu kỳ lễ Tết ở Huế mới tạm coi là hoàn tất. Gọi là tạm bởi vì sau lễ hạ nêu, người Huế vẫn phải thực thi nhiều lễ nghi khác như lễ cúng đầu năm,lễ dâng sao, lễ cúng rằm Nguyên tiêu…

Mùa xuân đến mang theo bao niềm vui mới, mọi người dường như gắn bó với nhau hơn với những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới. Bởi vậy, sáng mồng 1 Tết họ thường chọn những người dễ tính hoặc trẻ con, làm người khách đầu tiên đặt chân vào nhà cùng với những lời chúc tốt đẹp gọi là người đạp đất. Họ quan niệm tất cả may rủi trong năm của gia chủ đều nhờ lộc của người khách đầu tiên này.

Ở Huế phong tục đi lễ chùa sáng ngày mồng 1 Tết đã có từ lâu, kể cả những người không theo đạo Phật. Đi lễ chùa lạy Phật, vãn cảnh chùa, gặp gỡ và đàm đạo với các vị sư đó là ta tìm đến sự tịnh tâm an lành trong cuộc sống chứ không phải cầu tài cầu lộc. Để cho con người thấy lòng nhẹ nhàng thanh tịnh, tâm hồn hướng thiện, sống từ bi hỷ xả đó chính là đạo lý sống của người Huế.

Vùng đất Huế đã từng hơn 200 năm là Thủ phủ của Đàng Trong thời Chúa Nguyễn và hơn 150 năm là kinh đô của hai triều đại nhà Nguyễn. Do đó đây chính là nơi hội tụ những tinh hoa, nơi tiếp nhận di sản văn hóa của tổ tiên của các thế kỉ trước, được bảo lưu, bảo tồn trong cuộc sống đương đại. Chính cái hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy đã đem lại cho văn hóa Huế một tinh hoa văn hóa của dân tộc và Huế xem như là đại diện cho cả nước, bảo tồn tinh hoa đó của nhân loại. Đọng lại giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc, xác định cho con người một tọa độ giữa con người và hồn thiêng sông núi của tổ tiên, của Phật và các Thánh thần. Con người nối kết trong vòng luân chuyển như vậy nên con người không cô đơn, từ đó đem lại cho con người cách ứng xử nhân ái hơn, thanh tịnh hơn, sống để sẻ chia nhường nhịn lẫn nhau.

Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội