Quan điểm “phê bình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa”.
Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói khi đến thăm cán bộ và công nhân Công trường Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào ngày 30 tháng 3 năm 1959. Đây là thời điểm miền Bắc đang phục hồi vết thương chiến tranh, xây dựng tổ chức lại đất nước và tích lũy để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới; là giai đoạn thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ 2 (1958-1960). Câu nói “Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa”, là quan điểm phê bình việc chứ không phê bình người. Bên cạnh đó, Bác cũng yêu cầu trong công việc, cán bộ, công nhân phải đoàn kết, gần gũi giúp đỡ nhau. Đây là lời dạy sâu sắc của Bác mà lớp lớp cán bộ công nhân mỏ than Đèo Nai luôn khắc sâu ghi nhớ và thực hiện. Cán bộ và công nhân nơi đây luôn đẩy mạnh phong trào thi đua để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất than, nâng cao đời sống thợ mỏ. Trong những năm kháng chiến, với khẩu hiệu “Thợ mỏ làm than, như Quân đội đánh giặc”.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; song Lời dạy “Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa” của Bác vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy trong suốt quá trình đổi mới đất nước và đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải vận dụng Lời dạy của Bác một cách sáng tạo, triệt để trong lao động sản xuất và học tập, có như vậy, sản xuất mới phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ, công nhân được cải thiện, đất nước phát triển...
Quân đội Nhân dân Việt Nam thấm nhuần Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa”, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn có sự trao đổi đóng góp cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Có như vậy, Quân đội ta mới thực sự trở thành một Lực lượng vũ trang lớn mạnh, thống nhất, toàn quân một ý chí, sãn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
BÁO QUÂN KHU 4
Bình luận, góp ý (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận