A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hai Sắc lệnh lịch sử

Sắc lệnh 229/SL và 230/SL nhằm thống nhất sự chỉ huy của quân đội ta trong cả nước, phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Một số sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế ngày 30/11

Sự kiện trong nước

Bước sang năm 1946, tình hình đất nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Trên miền Bắc và Bắc Trung Bộ, quân và dân ta vừa xây dựng thực lực kháng chiến vừa phải đương đầu với âm mưu, hành động xâm lược của một bộ phận quân Pháp, sự chống phá ráo riết của quân Trung Hoa dân quốc và các đảng phái phản động hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

 

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
 Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu 
 

Để kiện toàn và phát triển lực lượng, bước chuẩn bị quan trọng cho Toàn quốc kháng chiến, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa họp từ ngày 28-10 đến ngày 9-11-1946, quyết định thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự ủy viên hội thành Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy. Đến ngày 30-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 229/SL, quy định các cơ quan quân sự trên toàn quốc đặt dưới quyền của Bộ Quốc phòng.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 230/SL, bổ nhiệm đồng chí Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy. Hai sắc lệnh trên nhằm thống nhất sự chỉ huy của quân đội ta trong cả nước, phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 30-11-1982 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia. Pháp lệnh gồm 5 chương với 19 điều và khẳng định: Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nhân nào được chiếm làm của riêng.

Sự kiện quốc tế

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
Nhà văn Mark Twain. Ảnh tư liệu  
 

Nhà văn Mark Twain sinh ngày 30-11-1835 và mất năm 1910. Ông là nhà văn Mỹ, một cây bút giàu chất hài hước, có ảnh hưởng lớn đến văn học Mỹ thế kỷ XX. Mark Twain đã trở thành nhà văn nổi tiếng với các tiểu thuyết "Những cuộc phiêu lưu của Hấc Fin" (năm 1884), được cả bạn đọc trẻ em và người lớn yêu thích.

Theo dấu chân Người

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2-3-1946). Ảnh tư liệu 
 

Ngày 30-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn về kỷ niệm ba tháng độc lập và việc ứng cử vào Quốc hội. Bác được phân công ứng cử tại Hà Nội.

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
Bác Hồ thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì ngày 12-2-1956. Ảnh tư liệu 
 

Ngày 30-11-1953, Bác viết bài “Chiến sĩ cầu đường” đăng trên báo “Cứu Quốc” đưa ra quan điểm: “Bất kỳ việc gì, ở ngành nào, quần chúng đều có kinh nghiệm và nhiều sáng kiến quý báu. Cán bộ biết gần gũi quần chúng, biết lãnh đạo quần chúng thì công việc to lớn mấy, khó khăn mấy cũng thành công. Công việc cầu đường cũng vậy”. 

Ngày 30-11-1954, nói chuyện với anh chị em công chức thủ đô sau ngày tiếp quản, Bác căn dặn: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta... Tôi chắc rằng đại đa số anh chị em đều muốn tiến bộ, cho nên nhiều người sẽ muốn học. Song các anh em phụ trách hướng dẫn cần phải chú ý: làm thế nào cho việc học tập thiết thực, vui vẻ; không nên câu nệ, hình thức, tuyệt đối tránh cách nhồi sọ. Lý luận và thực hành phải đi đôi với nhau”.

Ngày 30-11-1964, Bác dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ và bảo vệ hoà bình, họp tại Hà Nội, Bác nhấn mạnh: “Hội nghị lịch sử này là kết tinh của mặt trận nhân dân toàn thế giới đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, nhất là đế quốc Mỹ... Mỗi thắng lợi của nhân dân thế giới là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Và mỗi thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là một thắng lợi của nhân dân thế giới”.

Ngày 30-11-1968, Bác viết “Điện gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên” nhân chào mừng thắng lợi của Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ lần thứ hai của các lực lượng vũ trang giải phóng Tây Nguyên.

Bức điện biểu dương: “Như vậy là quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Tôi tin chắc rằng Tây Nguyên nhất định cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Ngày 30-11-1948, mở đầu bài viết “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay”, đăng trên Báo Sự thật, số 103, dưới bút danh X.Y.Z, Bác Hồ nhấn mạnh “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”.

 

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu 
 

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ và quân đội nghiên cứu, đề ra các chính sách đúng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc các chính sách đó trong mọi điều kiện hoàn cảnh; tổ chức kiểm tra chu đáo, chặt chẽ việc triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương.

Từ đó, thu hút được đông đảo các lực lượng tham gia kháng chiến, từ tầng lớp trí thức đến người dân lao động với tất cả của cải vật chất, ý chí, tinh thần, nghị lực đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn.

 

Ngày 30-11-1946: Hai Sắc lệnh lịch sử
Nhờ có chính sách đúng đắn, đất nước ngày càng phát triển. Ảnh: dangcongsan.vn
 

Trong tình hình hiện nay, với đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật phù hợp của Nhà nước đã đưa đất nước ta đạt được những thành tựu bước đầu có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vẫn gặp phải sự chống phá của các thế lực thù địch, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân… đã ảnh hưởng đến việc thực hiện không đúng các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện lời dạy của Bác có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để Đảng, Nhà nước và quân đội tiếp tục xây dựng chính sách đúng, phù hợp và thực hiện nghiêm túc ở các cấp, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Quân đội ta càng phải thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác để quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách đối với người có công, chính sách hậu phương quân đội, đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những chính sách đúng, phù hợp với tình hình phát triển của thế giới, khu vực và trong nước.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ trên cương vị, chức trách của mình phải nêu cao tinh thần học tập và quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác bằng những việc làm và hành động thiết thực, hiệu quả, tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương nơi đóng quân thực hiện tốt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Nguồn: QĐND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội