A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1930-2020

Ngày 9/11/2023, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và đồng chí Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ đạo biên soạn sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1930-2020).

Dự Hội thảo có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Toàn cảnh Hội thảo.

 

Bản thảo công trình Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1930-2020) gồm 2 tập, được chia làm 2 giai đoạn: Tập 1 giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1975; Tập 2 giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2020. Đây là một công trình khoa học mang ý nghĩa lịch sử và cách mạng sâu sắc; tạo thành hệ thống tài liệu có giá trị thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử, cung cấp những luận cứ khoa học cho xây dựng quân đội, xây dựng và củng cố quốc phòng, nhằm giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tư duy nghệ thuật quân sự, truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu; đồng thời, góp phần đấu tranh khắc phục những nhận thức, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, bảo vệ chân lý, bảo vệ nền tảng tư tưởng và đường lối quân sự của Đảng.

Sau gần 3 năm tổ chức nghiên cứu và biên soạn, Ban Chỉ đạo, Ban nội dung các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã làm việc tận tâm, nghiêm túc, chân thực, toàn diện để hoàn thành bản thảo Cuốn sách lịch sử quân sự tỉnh Thanh Hóa 1930 - 2020. Hội thảo khoa học nhằm mục đích trao đổi, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, để góp phần sửa chữa, bổ sung góp phần hoàn thiện cuốn sách. 

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu và các đại biểu dự Hội thảo.

 

Tại Hội thảo, các ý kiến góp ý vào bản thảo công trình, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nghiên cứu đánh giá cao Ban Chỉ biên soạn sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị công trình nghiên cứu công phu, kết cấu bố cục chương, mục hợp lý, chặt chẽ; các nội dung được đề cập trong bản thảo khá súc tích và cơ bản đã thể hiện tương đối đầy đủ, hệ thống; khách quan những hoạt động quân sự của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 1930 - 2020. Đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý giá, đây là những vấn đề cơ bản, chung nhất, phổ biến nhất, đồng thời có gia trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nguồn tư liệu, sử liệu được sử dụng tương đối phong phú, có chọn lọc, độ tin cậy cao, dẫn dắt các vấn đề, sự kiện phù hợp, góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam và có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung và nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh Nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới.

Đại tá Võ Văn Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 phát biểu tham luận tại Hội thảo.

 

Các ý kiến cũng đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề chưa rõ nét được nêu trong bản thảo và đề cập bổ sung  thêm nhiều sự kiện quan trọng trong hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh ở một số thời kỳ; việc đúc kết những bài học lịch sử, những kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình lịch sử đấu tranh chống tranh giải xâm, chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ quê hương, đất nước của các thế hệ người dân Thanh Hóa…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng thời, đề nghị Ban Chỉ đạo biên soạn sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1930-2020) tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để nghiên cứu hoàn thiện  cuốn sách.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

 

Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh cũng trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong thời gian qua đã quan tâm giúp đỡ, đồng hành với quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa. Nhất là trong công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, toàn diện. Đồng thời tin tưởng rằng thông qua các ý kiến tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đóng góp ý kiến  tại buổi hội thảo sẽ là nguồn tư liệu quý để Ban Chỉ đạo biên soạn sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa có thêm nhiều thông tin bổ sung vào công trình nghiên cứu để  hoàn thành sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1930-2020).

                                         Tin, ảnh: THANH HẢI


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội