A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ năm, hôm nay, ngày 27/5, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về 2 dự thảo luật sửa đổi do Bộ Công an trình, gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Chương trình làm việc cụ thể hôm nay, thứ bảy, ngày 27/5:

Buổi sáng (truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024;

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quang cảnh phiên họp tại hội trường ngày 26/5. 

 

 

* Hôm qua, thứ sáu, ngày 26/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ năm tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Buổi sáng

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 22 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến về: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh; khái niệm người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; nguyên tắc và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; các hành vi bị cấm; xử lý vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù; hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội; giải quyết tranh chấp; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; việc bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng với quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Kết thúc phiên thảo luận, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy thay mặt cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Nội dung 1: Quốc hội nghe Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Nội dung 2: Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung này. Tại phiên thảo luận đã có 21 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung được nhiều cử tri quan tâm liên quan đến một số lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn; tài nguyên môi trường; y tế; giáo dục; lao động, thương binh, xã hội; giao thông, vận tải; công thương; văn hóa; nội vụ…

Các ý kiến đại biểu đánh giá về việc trả lời kiến nghị cử tri của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, chỉ rõ một số nội dung cử tri kiến nghị đã được trả lời, đánh giá chất lượng trả lời; những nội dung mà qua tiếp xúc cử tri và làm việc với địa phương, các bộ, ngành liên quan mà Quốc hội, đại biểu Quốc hội thu nhận được.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, các đại biểu đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần có giải pháp cụ thể, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chất lượng của hệ thống pháp luật, kịp thời phát hiện các sai sót để kiến nghị hoàn thiện; các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị cử tri; Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết những tồn tại, hạn chế, rà soát, giải quyết dứt điểm các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, đảm bảo đúng lộ trình để báo cáo với cử tri.

Nguồn: Báo QĐND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội