A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân khu (16/11/1961-16/11/2021): Phát huy truyền thống tự lực, tự cường, đồng lòng, sẻ chia

Vào cuối những năm 1960, trước sự phát triển lớn mạnh về tổ chức của Lực lượng vũ trang, trước yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng và phù hợp với thực tiễn quy mô tổ chức hoạt động của ngành Hậu cần, ngày 16/11/1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển tổ chức Phòng Hậu cần của các Quân Khu thành Cục Hậu cần Quân Khu. Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Hậu cần Quân khu đã có sự phát triển mạnh mẽ. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu về công tác hậu cần, những năm qua Cục Hậu cần còn phát huy truyền thống tự lực, tự cường, cần kiệm liêm chính trong thực hiện nhiệm vụ và có nhiều phong trào, việc làm đồng lòng, sẻ chia thắm đượm nghĩa tình.

Các thế hệ lãnh đạo Cục Hậu cần chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống Cục Hậu cần.

 

 Phát huy truyền thống tự lực, tự cường vượt qua gian khó

Những ngày tháng Mười một này đi đến các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hậu cần Quân khu đâu đâu cũng sôi nổi các hoạt động hướng về kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống. Bên cạnh các hoạt động tạo đảm, thi tìm hiểu ngày truyền thống Cục Hậu cần, các cơ quan, đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực. Trong câu chuyên cùng Đại tá Nguyễn Thanh Vân, Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu đi kiểm tra tại Bệnh viện Quân y 4, tôi hiểu rõ hơn về truyền thống vẻ vang của Cục Hậu cần. Theo như lời Đại tá Nguyễn Thanh Vân, ngay từ những năm trong cuộc kháng chiến, chống Mỹ, cứu nước, dưới làn mưa bom, bão đạn của quân thù, vậy nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần đã không quản hiểm nguy đồng cam, cộng khổ với Nhân dân trở thành hậu phương trực tiếp to lớn cho chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu, sự đùm bọc che chở và giúp đỡ của của chính quyền và Nhân dân các địa phương, Cục Hậu cần đã có sự phát triển về tổ chức, phương tiện và trang thiết bị. Với sự đóng góp âm thầm nhưng vô cùng quan trọng và không kém phần ác liệt của ngành Hậu cần Quân khu 4 đã góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cục Hậu cần tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho các thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dương thương, bệnh binh Nghệ An.

Hòa bình lập lại, phát huy truyền thống tự lực, tự cường trong chiến tranh, Cục Hậu cần đã trực tiếp tham mưu, chỉ đạo công tác Hậu cần của LLVT Quân khu vượt qua giai đoạn khó khăn, vươn lên xây dựng đơn vị, bảo đảm đời sống bộ đội. Với tư tưởng chỉ đạo “Làm ra mà ăn, xây nên nhà mà ở, trồng lấy cây thuốc mà chữa bệnh” đã trở thành mệnh lệnh và ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành Hậu cần Quân khu nói chung và Cục Hậu cần nói riêng. Theo đó, các cơ quan, đơn vị đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ tổ chức sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng doanh trại, đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nhờ vậy, đời sống của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu đã được nâng lên một bước và giảm bớt một phần đóng góp của Nhân dân.

Phát huy truyền thống tự lực, tự cường trong gian khó, trước yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng cao hơn và nhu cầu bảo đảm đời sống bộ đội trong điều kiện thị trường liên tục biến động, dịch bệnh… những năm qua, ngành Hậu cần Quân khu luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Mặc dù những ngày giáp vụ, sau đợt mưa lũ kéo dài, nhưng đi đến các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu đâu đâu cũng ngút ngàn màu xanh các loại rau, quả. Theo Đại tá Đinh Viết Liệu, Trưởng phòng Quân nhu Cục Hậu cần chính nhờ bám sát cơ sở, hướng về bộ đội nên Cục Hậu cần đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, chăn nuôi với nhiều mô hình sáng tạo. Nổi bật như, phong trào “Biến suối cạn thành ao thả cá”; “Biến đất cằn sỏi đá thành khu tăng gia sản xuất, chăn nuôi liên hoàn”… Từ sự tham mưu, chỉ đạo sát đúng kịp thời của Cục Hậu cần nên đời sống bộ đội không ngừng nâng lên, qua đó góp phần vào thành tích chung của LLVT Quân khu trong những năm qua.

Cán bộ, nhân viên Cục Hậu cần tham gia hiến máu nhân đạo.

Đồng lòng, sẻ chia kết nối yêu thương

Những năm qua trong các chuyến công tác đến các địa phương trên địa bàn Quân khu, đi đến đâu hình ảnh, việc làm của cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần cũng lấp lánh, ngời sáng trong lòng cấp ủy, chính quyền và bà con Nhân dân. Đến các huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh); A Lưới (thừa Thiên Huế); Thanh Chương (Nghệ An)… khi nhắc đến cán bộ, nhân viên Cục Hậu cần, ai ai cũng trào dâng cảm xúc và lòng biết ơn qua những đợt “hành quân về nguồn” của cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 4 và 268. Còn với các thương bệnh binh ở Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tỉnh Nghệ An đã từ lâu luôn xem cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần như những người thân của mình. Thực hiện mô hình “Đồng hành cùng thương binh, tình thương trách nhiệm”, hàng tháng hội viên Hội Phụ nữ và Công đoàn Cục Hậu cần đều dành một ngày cuối tuần đến chăm sóc, vệ sinh, động viên các thương bệnh binh. Ngoài ra còn có các mô hình như: “Bát cháo tình thương, bữa cơm nghĩa tình” của Bệnh viện Quân y 4 và 268; Mô hình: “Kỹ năng sống cho em”, “Nét đẹp quân nhân” của Trung đoàn 654; Mô hình: “Vì sức khỏe cộng đồng” của Lữ đoàn 873... Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 và đợt lũ lụt những năm qua, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần không quản hiểm nguy, đàm mình trong lũ dữ cứu Nhân dân đã làm lay động triệu triệu con tim. Những chuyến xe mang biển KD - 03 xuyên màn đêm, xuyên qua lũ dữ vận chuyển lực lượng cứu hộ, cứu nạn và lương thực thực phẩm cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Dường như trong trái tim mỗi cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần tính mạng, sự bình yên của Nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Vậy nên, không quản hiểm nguy, nơi nào khó khăn nhất, nơi nào bà con cần sự hỗ trợ nơi đó có mặt cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần. Vẫn còn đó hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Vận tải Thủy 873 vượt dòng lũ dữ, len lõi bơi vào các ngõ phố phường Bến Thủy, thành phố Vinh (Nghệ An) cõng người già, trẻ nhỏ đến nơi an toàn mãi khắc ghi trong tâm trí đồng bào. “Các chú bộ đội Cục Hậu cần Quân khu 4 đã sinh ra bà cháu tôi lần thứ hai. Gia đình tôi mang ơn bộ đội Hậu cần Quân khu 4 nhiều lắm” – đó là lời của bà Hồ Thị Hợi ở khối 15, phường Bến Thủy sau khi được cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 873 cứu ra khỏi dòng nước lũ hung dữ.

Đại tá Vương Kim Hải, Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu nói với tôi rằng, thông qua các mô hình, hoạt động không chỉ góp phần sẻ chia, giúp đỡ những đối tượng khó khăn mà còn trực tiếp giáo dục truyền thống tương thân, tương ái cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Cũng chính nhờ sự đoàn kết, sẻ chia giúp đỡ lần nhau của cán bộ, chiến sĩ trong toàn Cục, đã góp phần vào thành tích nhiều năm liền Cục Hậu cần được các cấp khen thưởng. Với tinh thần quyết tâm vượt khó, phấn đấu không ngừng nghỉ, Cục Hậu cần Quân khu nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ; Bộ Quốc phòng; Tổng cục Chính trị; Bộ Tư lệnh Quân khu khen thưởng.

                                                                   Bài, ảnh: NGỌC THĂNG


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội