Chủ nhật, 19/05/2024 - 07:55
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá học thuyết Lênin vào Việt Nam

Năm 1905, cụ Phan Bội Châu từ hải ngoại trở về gặp cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành có ý muốn đưa Nguyễn Tất Thành xuất dương sang Nhật. Mặc dầu hết sức kính trọng tấm lòng của cụ Phan nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành. Những năm học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã được thầy Lê Huy Miến vừa du học ở Pháp về đã kể cho nghe nhiều chuyện về “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Được cụ Cao Xuân Dục và thầy Lê Huy Miến giúp đỡ Nguyễn Tất Thành muốn được sang Pháp để khám phá ra những điều mới mẻ để học tập.

Bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

 

Đứng trước vận mệnh sống còn của dân tộc, vì yêu nước thương dân, ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến Nhà Rồng bôn ba đi tìm đường cứu nước. Người thổ lộ: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét các nước họ  làm như thế nào, tôi sẽ trở về để giúp đồng bào ta”. Năm 1917 khi Nguyễn Tất Thành đang tìm kiếm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam thì ở nước Nga, Đảng Cộng sản Bôn  Sơ Vích đứng đầu là VI Lênin  đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 Nga thành công. Năm 1918 phe đế quốc và thực dân đã cấu kết lực lượng 14 nước với ý đồ bóp chết chính quyền Xô Viết non trẻ. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của VI Lênin, hàng triệu công nông Xô Viết đã sát cánh cùng Hồng quân dũng cảm quyết chiến với kẻ thù, đẩy lùi được phe đế quốc. Cách mạng vô sản nước Nga đã thắng lợi, đánh tan thù trong, giặc ngoài đưa nước Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bị thất bại nặng nề về đường lối chính trị, quân sự, chủ nghĩa, đế quốc, thực dân dở trò bịp bợm, tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng vô sản cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt ở nước Pháp nơi có phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân chống lại cách thống trị của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa như Việt Nam. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành ở Paris đã cùng những người yêu nước Việt Nam đã viết bản kiến nghị gồm 8 điểm gửi lên Chính phủ Pháp tại hội nghị Véc Xây, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Kể từ đó tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc được đảng xã hội Pháp rất chú ý. Cũng bắt đầu từ đó Người bắt đầu tham gia hoạt động trong phong trào của Đảng xã hội Pháp vì Người thấy Đảng xã hội Pháp đã đứng lên ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc đã in ấn hàng ngàn tờ truyền đơn, đi rải trên các đường phố, Viết báo để tuyên truyền phổ biến tố cáo những tội ác của thực dân Pháp đã gây ra ở Việt Nam. Lúc bấy giờ Người tham gia hoạt động tuyên truyền, ủng hộ cách mạng tháng Mười Nga, đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin và ủng hộ Đệ Tam Quốc Tế, tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin.

Được sự giúp đỡ của các đồng chí trong Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với học thuyết Mác - Lênin . Cuối năm 1919, Người được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất “Luận cương Lênin  về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Được đăng tải trên báo Nhân đạo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra ánh sáng từ cuộc cách mạng vô sản do Lênin lãnh đạo nhất định sẽ giúp đường lối để giải phóng, dân tộc Việt Nam. Vui mừng khi tìm được đường lối, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sau gần 10 năm bôn ba đi tìm kiếm với “Luận cương đó là con đường duy nhất đảm bảo sự sống còn của dân tộc Việt Nam”. Dân tộc và thuộc địa người tự tin và khằng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động rất tích cực cho việc chuẩn bị Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp tổ chức tại Tua vào tháng 12/1920. Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III do Lênin sáng lập. Với ý nghĩa to lớn đó Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những nhà cách mạng vô sản tiền bối, sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. Trong bối cảnh đó Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản đầu tiên ở các nước thuộc địa châu Á, đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào con đường cách mạng để giải phóng các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam. Người đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc. Năm 1922 xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) vừa làm chủ bút vừa phát hành ở Pháp và là người nổi tiếng trên diễn đàn. Đã có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần yêu nước của những người Việt Nam hoạt động trên đất Pháp có tiếng vang đến Đảng cộng sản Bôn Sơ Vich của Lênin trên quê hương cách mạng tháng 10 Nga. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành quốc tế Nông dân. Để tiếp thu ánh sáng của học thuyết Mác - Lênin trước sự vây lùng của bọn mật thám lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định rời nước Pháp. Người đã cải trang che mắt vượt qua bao hàng rào bủa vây từ nước Pháp để tới quê hương của VI Lênin. Người tới đất Nga vào ngày 30/6/1923 và ở lại đến đầu tháng 10/2024. Sau nước Pháp, nước Nga là chặng đường để Nguyễn Ái Quốc củng cố và hoàn thiện những luận điểm cơ bản  về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tàu Amiral Latouche Tréville, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước (6/1911).

 

Ngày 21/01/1924, Lênin từ trần, Nguyễn Ái Quốc lặng lẽ xếp hàng viếng Lênin trong giá buốt, tiếc thương vô hạn! Trở về nơi ở, Người viết bài “Lênin và các dân tôc thuộc địa”. Báo Pravda đăng trang trọng số ra ngày 27/01 cùng với tin lễ viếng, lễ truy điệu Lênin .

Ngày 17/6-8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người đã trình bày về tỉnh hình thuộc địa và đi đến kết luận: Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch. Người được chỉ định làm Ủy viên thường trực Bộ Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Ngày 19/6/1924 tại Quảng Châu Trung Quốc những thanh niên trong nhóm Tâm Tâm xã (Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn…), tổ chức mưu sát toàn quyền Méc Lanh tại khách sạn Vich - Toria đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá ảnh hưởng rất to lớn và tập hợp được những thanh niên Việt Nam đã xuất dương trong phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu ở hải ngoại vào một tổ chức theo con đường cách mạng vô sản của Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã đề xuất với Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản xin chuyển về Quảng Châu Trung Quốc và đã được chấp thuận. Tháng 11/1924 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Trung Quốc hoạt động. Người đổi tên là Vương. Nhờ sự giúp đỡ của Hồ Ngọc Lãm, đồng chí Vương đã tập hợp được những thanh niên như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Trương Văn Lĩnh, Lê Duy Điếm... Có 9 người ưu tú được lựa chọn để thành lập Nhóm Cộng sản Đoàn hoạt động theo tôn chỉ chủ nghĩa Mác - Lênin  và cách mạng Tháng Mười Nga. Ngày 21/6/1925, Người đã sáng lập và xuất bản tờ báo Thanh niên. Đó là tờ báo cách mạng đầu tiên để tuyên truyền học thuyết Mác - Lênin và phong cách vận động Nhân dân đấu tranh theo gương Cách mạng Tháng Mười Nga. Kể từ đó lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin  vào nước ta dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản.

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, đất nước Việt Nma ngày càng giàu mạnh.

 

Tại Quảng Châu Người đã mở và trực tiếp giảng dạy nhiều khóa đào tạo lý luận cách mạng. Những bài giảng được in thành sách gửi về nước đặc biệt là Nghệ Tĩnh tỉnh có thanh niên xuất dương nhiều nhất.

Mùa Xuân năm Canh Ngọ được sự đồng ý của Quốc tế cộng sản lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, Người đã lãnh đạo Đảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác vô cùng viên mãn. Nghĩ về Bác, nhớ ơn Bác mỗi người chúng ta từ già đến trẻ, miền ngược tới miền xuôi ra sức học tập và rèn luyện theo đạo đức tư tưởng, phong cách của Người dựng xây đất nước hướng tới phồn vinh.

HÀ LẠC


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội