A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4: "Cần đổi mới quản lý vũ khí, vật liệu nổ chặt chẽ, thuận tiện"

Thảo luận tại Tổ về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Hà Tĩnh đóng góp ý nhiều nội dung quy định cụ thể góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tổ thảo luận các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh.

 

Thảo luận tại Tổ 16, ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh đánh giá thời gian qua, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và các lực lượng khác, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cho rằng quá trình triển khai, thực hiện đã phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, vì vậy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đổi mới quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo hướng thuận tiện, linh hoạt và công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Tham gia thảo luận tại Tổ, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi trong dự thảo Luật, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh Hà Thọ Bình đề nghị: Tại khoản 6 Điều 4 bổ sung cụm từ “hoặc cho phép” vào sau cụm từ “có thẩm quyền cấp giấy phép” để bảo đảm phù hợp với thực tế hoạt động của Quân đội hiện nay. “Bởi, đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng khi được giao quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là các đối tượng đã được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và được chỉ huy  các cấp giao thực hiện nhiệm vụ, không thực hiện bằng hình thức cấp giấy phép”, đại biểu Hà Thọ Bình lý giải.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư Lệnh Quân khu 4, ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh phải biểu thảo luận tại tổ.

 

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 6, đại biểu Hà Thọ Bình đề nghị chỉnh lý cụm từ “quy định tại khoản 1 Điều 8” thành “quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8”… Bởi, theo đại biểu, do dự thảo Luật lần này đã tách khoản 1 Điều 8 (của dự thảo trước) thành khoản 1 và khoản 2; vì vậy, cần phải sửa đổi để bảo đảm điều chỉnh đầy đủ các đối tượng được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, công cụ hỗ trợ theo như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8.

Góp ý vào Điều 10 về các trường hợp thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, đại biểu cũng đề xuất: Tại điểm a khoản 1 cần bổ sung cụm từ “vật liệu nổ quân dụng” vào sau cụm từ “sử dụng vũ khí” để bảo đảm thống nhất với nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Liên quan đến Điều 56 về thủ tục cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, đại biểu Hà Thọ Bình đề nghị: Tại khoản 1 cần bổ sung cụm từ “trừ các loại công cụ hỗ trợ do Bộ Quốc phòng quản lý” vào sau cụm từ “Bộ Công an quy định” và viết lại thành: “1. Các loại công cụ hỗ trợ phải được cấp giấy phép sử dụng hoặc đăng ký, khai báo với Cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trừ các loại công cụ hỗ trợ do Bộ Quốc phòng quản lý”.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 56, đại biểu Hà Thọ Bình cũng nhấn mạnh: Cần bổ sung cụm từ “hoặc đăng ký, khai báo” vào sau cụm từ “thủ tục cấp giấy phép sử dụng” và viết lại: “3. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng hoặc đăng ký, khai báo công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội Nhân dân, dân quân tự vệ, cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”; để bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và thống nhất với nội dung quy định tại Khoản này.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, 
Tổ trưởng điều hành phiên thảo luận.

 

Cùng với đó, tham gia ý kiến thảo luận tại Tổ 16, các ĐBQH cũng đề xuất nhiều nội dung, như: giải thích cụ thể khái niệm “bộ phận cơ bản cấu tạo nên vũ khí quân dụng” (điểm b khoản 2 và điểm b khoản 11, Điều 3) gồm các bộ phận gì, tương ứng loại vũ khí nào; chỉ đưa các loại dao có tính chất chuyên dụng dùng vào thực tiễn chiến đấu như: dao găm, dao quắm, dao karambit… vào danh mục vũ khí thô sơ… Có ý kiến cũng đề nghị, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện, tập quán sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân.

Một số đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung một điều về chính sách của Nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trong đó, xác định những nội dung Nhà nước độc quyền, lĩnh vực Nhà nước ưu tiên đầu tư hoặc tạo cơ chế khuyến khích các chủ thể khác trong xã hội đầu tư sản xuất vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để xuất khẩu...; chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Tin, ảnh: QUANG ĐỨC

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan
Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội