Quân khu 4: Tọa đàm “”Câu lạc bộ tiếng Lào sĩ quan trẻ, cán bộ trẻ”
Nhằm cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động, làm cơ sở để triển khai kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy và học tiếng Lào cho cán bộ sỹ quan trẻ trong lực lượng vũ trang Quân khu 4, sáng ngày 29/3/2023, dưới sự chủ trì của Đại tá Thái Đức Hạnh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 4 đã tổ chức tọa đàm “Câu lạc bộ tiếng Lào sĩ quan trẻ, cán bộ trẻ” trong lực lượng vũ trang Quân khu.
Dự tọa đàm có các đại biểu là thủ trưởng các Phòng Tài chính, Khoa học Quân sự Tuyên huấn, Cán bộ, Dân vận, Công tác Quần chúng Quân khu; thủ trưởng cơ quan chính trị, trợ lý thanh niên (trợ lý quần chúng) các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân khu; đại biểu Ban giám hiệu và các giảng viên dạy tiếng Lào Trường Quân sự Quân khu; đại biểu Viện đào tạo trực tuyến, Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học Vinh và đại diện du học sinh Lào học tập tại Trường Đại học Vinh.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ý kiến phát biểu của các đại biểu tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kết quả đào tạo; thực trạng vấn đề dạy học tiếng Lào hiện nay tại Trường Quân sự Quân khu. Kinh nghiệm thực tiễn tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Lào tại Ban CHQS huyện Mường Lát. Thực tiễn hoạt động đối ngoại với Bạn Lào, những thuận lợi và khó khăn vướng mắc tác động đến quá trình giao lưu, phối hợp. Vấn đề bất cập ngôn ngữ của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu khi tham gia thực hiện nhiệm vụ trên đất Bạn Lào. Thực tiễn hoạt động đối ngoại với Bạn Lào, sự cần thiết của tiếng Lào trong quá trình giao tiếp khi diễn ra các hoạt động đối ngoại.v.v.. Đề xuất nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với Câu lạc bộ tiếng Lào của Tuổi trẻ Quân khu.
Các đại biểu khẳng định, 6 tỉnh Quân khu 4 là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và 7 tỉnh của nước nước bạn Lào gồm Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Vẳn Na Khệt, Sa La Van và Sê Kông cùng chung hơn 1300km đường biên giới. Chính vì vậy, việc học và biết tiếng Lào là sự cần thiết của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu, tạo điều kiện đế cán bộ, chiến sĩ thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, phối hợp bảo đảm an ninh, chính trị tuyến biên gới và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào về nước.
Tin, ảnh: LÊ THẮNG
Bình luận, góp ý (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận