Chủ nhật, 19/05/2024 - 10:07
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quê hương, dòng họ, gia đình - cội nguồn nuôi dưỡng tài năng, nhân cách Đại tướng Đoàn Khuê

Quê hương, truyền thống gia đình, dòng họ là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách một con người. Trong lời tựa tác phẩm “Búp sen xanh”, nhà văn Sơn Tùng đã viết “các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời”. Được sinh ra trên quê hương Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng kiên cường, lớn lên trong sự đùm bọc, chở che của một gia đình cách mạng với nhiều thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc. Đây chính là cội nguồn sức mạnh góp phần kết tinh, hình thành nên tài năng, nhân cách của Đại tướng Đoàn Khuê.

Quảng Trị là vùng đất có bề dày trầm tích lịch sử và truyền thống yêu nước. Nơi đây được xem là “phên dậu”, “trọng trấn” của rất nhiều cuộc chiến tranh, chia cắt, có lẽ chính những điều này đã tạo nên phẩm chất yêu nước nồng nàn của những con người được sinh ra từ vùng đất này. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Quảng Trị trở thành một trong những “cái nôi cách mạng”. Người Quảng Trị một lòng đi theo Đảng. Trong gần  nửa thế kỷ (1930-1975), dân tộc Việt Nam đối đầu với hai kẻ thù hung hãn nhất thế kỷ XX thì đã có hơn 20 năm mảnh đất này là địa đầu, giới tuyến. Chiến tranh đã đi qua, những tên đất, tên làng ở Quảng Trị đã đi vào lịch sử và cũng biết bao con người nơi đây đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiện thân của phẩm chất yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam. Với suy nghĩ không thể để cho bọn xâm lược và bè lũ tay sai muốn làm gì thì làm, phải cứu lấy cuộc đời mình, cứu lấy quê hương mình, người thanh niên trẻ Đoàn Khuê bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng năm 1939 khi mới 16 tuổi, được tổ chức phân công làm Bí thư Thanh niên phản đế phủ Triệu Phong.

Đồng chí Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tham luận chủ đề “Quê hương, dòng họ, gia đình - cội nguồn nuôi dưỡng tài năng, nhân cách Đại tướng Đoàn Khuê” tại Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng Đoàn Khuê.

 

Cùng với truyền thống yêu nước và cách mạng, Quảng Trị còn là vùng đất sâu nặng “nghĩa tình”. Nghĩa tình cũng là nghĩa vụ và cả trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh quê hương, đất nước. Được hun đúc, nuôi dưỡng bởi phẩm chất nghĩa tình, hiếu nghĩa của người Quảng Trị, Đại tướng Đoàn Khuê luôn hướng về quê hương bằng tấm lòng thành kính của người con đi xa. Mỗi lần có dịp về thăm quê hương, dù thời gian có hạn, nhưng đồng chí vẫn tranh thủ đến thăm những gia đình có công với nước, những gia đình đã từng nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ cơ sở cách mạng; mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thương binh, liệt sĩ; những người già neo đơn… Đồng chí xúc động thăm hỏi, chia sẻ với tấm lòng biết ơn sâu sắc, động viên các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh…

Quảng Trị cũng là vùng đất của tinh thần “hiếu học”. Người Quảng Trị vốn có tố chất thông minh, tài trí, khát vọng đỗ đạt. Truyền thống này bắt nguồn từ mỗi gia đình, dòng họ, từng làng quê. Truyền thống hiếu học của quê hương chính là cội nguồn hun đúc nên tinh thần ham học của Đại tướng Đoàn Khuê. Kế thừa truyền thống đó, lại sớm được tiếp thu những quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng qua những tài liệu, sách báo…, quá trình tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Đoàn Khuê đã ý thức tự trau dồi, tự giác học tập, hoàn thiện bản thân để trở thành một vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại gia đình Đại tướng Đoàn Khuê (1995).

 

Ngoài những yếu tố chung của vùng đất Quảng Trị, truyền thống lịch sử lâu đời và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của quê hương Triệu Phong và vùng đất Triệu Lăng, nơi sinh ra Đại tướng Đoàn Khuê cũng đã ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành nhân cách và tài năng của đồng chí. Triệu Phong là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, trong suốt các thời kỳ lịch sử, vùng đất này chịu đựng nhiều hy sinh, mất mát nhưng luôn kiên gan, bền chí; vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Triệu Phong là nơi thành lập Chi bộ đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và cũng là nơi đón tiếp những người tù chính trị được trao trả sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực. Triệu Phong còn là nơi sinh ra những người con ưu tú của đất nước như: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Trần Hữu Dực…

Xã Triệu Lăng, quê hương của Đại tướng Đoàn Khuê là một xã vùng cát ven biển bãi ngang huyện Triệu Phong. Làng Gia Đẳng, ngôi làng có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời của xã Triệu Lăng, mảnh đất nghèo chưa nắng đã cằn khô, chưa mưa đã ngập úng. Có lẽ chính cái khắc nghiệt của mảnh đất nơi đây đã tôi luyện nên ý chí gang thép cho con người vượt qua gian khổ hy sinh để quyết đánh và quyết thắng giặc.

Thân sinh Đại tướng Đoàn Khuê, cụ Đoàn Cầu (1904) và bà Nguyễn Thị Dương (1902). Cụ Đoàn Cầu là một thanh niên yêu nước ở làng Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, sớm bắt gặp tư tưởng yêu nước, tiến bộ từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã sớm đứng vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tiếp nhận Chỉ thị 599 của đồng chí Lê Duẩn, ông Đoàn Cầu lập ra tổ chức Thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế để đến ngày 6 tháng 1 năm 1940, nhiều thành viên trong tổ chức Thanh niên phản đế đủ điều kiện chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản và Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Triệu Lăng ra đời. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của ông Đoàn Cầu đã để lại cho Đại tướng Đoàn Khuê nhiều bài học quý báu, đó là bài học về sự hy sinh, về sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kể cả việc đem nhà thờ họ ra phụng sự cách mạng. Ông Đoàn Cầu là người đầu tiên đề xuất chi bộ Đảng vận động Nhân dân họ Đoàn trồng dương liễu xung quanh nhà thờ họ Đoàn nhằm đạt các mục đích như: Che kín địa điểm làm việc, in ấn, thu giấu tài liệu của cán bộ cách mạng, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Ông Đoàn Cầu còn tích cực vận động một số gia đình đóng tiền hàng tháng để nuôi cán bộ của Đảng. Trong trận càn của quân Pháp ở Ca Mác năm 1953, ông Đoàn Cầu đã hy sinh anh dũng.

Kế tục truyền thống yêu nước của cha và thế hệ đàn anh đi trước, tất cả 9 anh em trong gia đình của Đại tướng Đoàn Khuê đều quyết tâm đi theo Đảng đứng lên kháng chiến để giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Gia đình cụ Đoàn Cầu sau này đã cống hiến cho đất nước 9 hạt giống đỏ, trong đó có 6 người con là liệt sĩ và 3 người con khác đã được phong lên hàm tướng, tá.

Thân mẫu Đại tướng Đoàn Khuê là bà Nguyễn Thị Dương - Người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, luôn động viên, tin tưởng chồng, tin vào con đường chồng đã chọn, tin vào ý chí của những đứa con ngay từ nhỏ đã được cha truyền cho cái chí “làm trai đền nợ nước”. Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, nhà mẹ Nguyễn Thị Dương và mẹ Nguyễn Thị Lạnh là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu từ chiến khu cung cấp cho địa phương, là nơi làm việc, đóng quân của Ban Chỉ huy Trung đoàn 95. Năm 1940, khi đọc tin “cậu cả” Khuê bị địch bắt, bà Dương đã bươn bả chạy tới nhà lao Quảng Trị tìm con. Người mẹ đứng ngoài hàng rào cố ngóng mắt tìm con, còn người con lén trèo lên mái nhà tìm mẹ. Khi ánh mắt hai mẹ con gặp nhau, tiếng gọi con ơi, mẹ ơi vang lên từ mắt “cậu cả” Đoàn Khuê đã nhòa lệ. “Đó là ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về mẹ, ánh mắt của bà xót thương, âu yếm nhưng lại động viên tôi luôn vững lòng”.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, bà xin ở lại tiếp tục tạo dựng cơ sở và nuôi dạy con cái. Trong chiến dịch tố cộng, mặc dù nhiều lần kẻ địch dụ dỗ, hăm dọa, bắt, tra khảo bà, kìm kẹp gia đình, bà vẫn một lòng kiên trung với Đảng, khuyến khích con cháu tham gia cách mạng. Đến năm 1964, bà bị giặc bắt, tra tấn, kể cả có lần suýt bị chúng chôn sống, sức cạn kiệt, tổ chức phải bố trí đưa bà ra Bắc. Dẫu vậy, ở hậu phương, bà vẫn là ngọn hải đăng luôn rọi đường cho những đứa con ở mọi mặt trận. Trong lúc đi, gặp người con thứ sáu là cán bộ huyện ủy, bà chỉ kịp dặn: “Hãy nhớ lấy lời cha lúc bình sinh, các con ở lại cùng bà con chiến đấu”.

Phong trào cách mạng lớn dần lên và các chàng trai, cô gái của gia đình bất chấp phong ba, gió cát của biển, bất chấp sự đe dọa của kẻ thù cũng dần trưởng thành và lần lượt lên đường tham gia cách mạng. “Địch dù có 600 thuyền bền, súng cứng. Ta há không gan sắt, dạ đinh”. Những câu thơ nghĩa khí của người cha, lòng tin tưởng vào cách mạng của người mẹ đã động viên họ. Bắt đầu là “cậu cả” Khuê rồi “cậu nhỏ” Chương - những người đầu tiên của gia đình theo chí hướng cha trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường.

Bà đã giúp Đại tướng Đoàn Khuê vững vàng về ý chí để củng cố cơ sở, xây dựng phong trào. Chiến tranh ác liệt, nhiều người con của bà đã lần lượt hy sinh. Còn nỗi đau nào hơn khi chỉ hơn bốn năm trời mà có đến 6 người con thân yêu của mẹ, 6 người em của Đại tướng Đoàn Khuê đã lần lượt hy sinh.

Vùng đất Quảng Trị giàu truyền thống anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, truyền thống yêu nước nồng nàn của gia đình, dòng họ đã tạo nên cốt cách, tài năng của người chiến sĩ cộng sản Đoàn Khuê. Từ một thanh niên yêu nước, được trưởng thành trong phong trào cách mạng của Hội Thanh niên phản đế phủ Triệu Phong, đi từ cán bộ cấp tiểu đoàn đến Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ở đâu, lúc nào, Đại tướng Đoàn Khuê luôn là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trung kiên, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. Đồng chí là nhà chính trị - quân sự xuất sắc, nhà lãnh đạo, chỉ huy sắc sảo, quyết đoán, có tầm chiến lược; có đạo đức cách mạng trong sáng, liêm khiết, được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân tin yêu, mến phục.

Đồng chí Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội