A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tết cổ truyền Bun Pi May thắm tình hữu nghị

Giữa tháng 4, khi gió mùa Tây Nam thổi, mưa mùa sắp đến cũng là thời điểm Nhân dân Lào nô nức đón Tết cổ truyền Bun Pi May (Lễ hội năm mới) hay Lễ hội Hốt Nậm (Té nước), cầu mong nước về, cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Như thông lệ, trong niềm vui ấy, bộ đội Quân khu 4 - Những người bạn thủy chung son sắt bên Đông Trường Sơn lại sang thăm và chúc Tết những người bạn gắn bó keo sơn bên Tây Trường Sơn.

 Đón chào năm mới, người dân mỗi nước có những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Năm mới của Nhân dân Lào bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 16/4 dương lịch. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến, Nhân dân Lào lại tổ chức Lễ hội Té nước. Trong lễ hội này, Nhân dân Lào và cả khách nước ngoài, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, thành thị, nông thôn đều chung niềm vui năm mới.

Trong ngày Tết, Nhân dân Lào cho nước thơm (nước ngâm từ các loài hoa thơm) vào lọ, vào bình, vào thùng, chậu... rồi té vào nhau để cầu mong trong năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh vượng.

Trong không khí đầm ấm, thắm tình hữu nghị gắn bó keo sơn, tại nhà riêng, đồng chí Đại tá Phăn Xỉ Xỏn Mi Xay, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn đã tổ chức Lễ đón năm mới Bun Pi May và chào mừng đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Dự và chung vui có đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hủa Phăn; đồng chí Thiếu tướng Trịnh Văn Hùng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu và đoàn công tác Quân khu 4.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đoàn công tác Quân khu 4, lãnh đạo tỉnh Hủa Phăn tham dự Lễ đón năm mới tại gia đình đồng chí Đại tá Phăn Xỉ Xỏn Mi Xay, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn.

 

Lễ buộc chỉ cổ tay của người Lào được chuẩn bị rất chu đáo. Gia chủ sẽ làm một mâm lễ (gọi là mâm Khoẳn) gồm: Rượu, hoa, trứng, gà, xôi nếp, nước và chỉ trắng trang trí thành một hình tháp và trên đỉnh sẽ cắm một cây nến vàng. 

 

Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời; trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của cả dân tộc.

 

Bắt đầu vào buổi lễ, bên mâm Khoẳn, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh, người chủ lễ sẽ ngồi đối diện với những người nhận lễ. Chủ lễ sẽ châm cây nến trên đỉnh của mâm Khoẳn và khấn vái. Những người xung quanh, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm. Những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện tới tất cả các thành viên tham dự và tăng thêm sự gắn kết, tình đoàn kết giữa các thành viên dự lễ.

 

Lễ buộc chỉ cổ tay với ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ. (Trong ảnh: Đồng chí Thiếu tướng Trịnh Văn Hùng được buộc chỉ cổ tay).

 

 

Đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 buộc chỉ cổ tay cho đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma.

 

Đại tá Phăn Xỉ Xỏn Mi Xay, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn buộc chỉ cổ tay cho Đại tá Phạm Văn Đông.

 

Đại tá Vương Kim Hải, Chính ủy Cục Hậu cần được Bạn buộc chỉ cổ tay.

 

Phu nhân Đại tá Phăn Xỉ Xỏn Mi Xay buộc chỉ cổ tay cho những người bạn Việt Nam.

 

Thực hiện: MẠNH HÙNG


Tác giả: Mạnh Hùng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội