A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt

Với nhiều giá trị to lớn, đền thờ Vua Mai Hắc Đế ở thị trấn Nam Đàn đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt.

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 1
Theo các tài liệu lịch sử, Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại làng Ngọc Trừng, xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (quê ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 713, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu lật đổ ách đô hộ của nhà Đường lập nên nhà nước Vạn An (713 - 722). Ngày nay, trong quần thể di tích về Vua Mai ở Nam Đàn có 2 địa điểm thờ tự chính là đền thờ Vua Mai Hắc Đế và miếu mộ Vua Mai ở thị trấn Nam Đàn. Trong ảnh: Đền thờ Vua Mai Hắc Đế ở khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn. 
Ảnh: Huy Thư

 

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 2
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được nhân dân lập từ xa xưa và được xây dựng khang trang vào thời Nguyễn. Cho đến nay, đền đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện có các công trình: Tam quan, nhà chờ, thượng điện, trung điện, hạ điện... 
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 3
Trong đó, hạ điện và thượng điện được xây dựng theo kiểu chồng diêm 8 mái. Trên bờ mái và đầu đao các điện trang trí hình "lưỡng long triều nguyệt" và các đề tài truyền thống sinh động.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 4
Thượng điện thờ Vua và gia quyến; trung điện thờ tướng sĩ có công; hạ điện là nơi hành lễ, thờ cúng cộng đồng. Trong ảnh: 3 ban thờ Vua và gia quyến tại thượng điện.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 5
Tại đền thờ Vua Mai Hắc Đế còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị, như long ngai, bài vị, câu đối. Trong ảnh: Tượng Vua Mai Hắc Đế uy nghi được thờ tại thượng điện.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 6
Cùng với đền thờ Vua Mai ở khối Mai Hắc Đế, tại khối Hùng Sơn, thị trấn Nam Đàn, trong thung lũng Hùng Sơn là khu miếu mộ Vua Mai được xây dựng theo phong cách "tiền miếu hậu mộ".
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 7
Tại khu miếu mộ, các công trình được xây dựng một cách đăng đối hài hòa. Sau cổng vào, có tắc môn, lư hương, giếng miếu, 2 nhà chờ và hạ điện.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 8
Hạ điện, thượng điện, tả vu, hữu vu được xây dựng theo hình chữ khẩu. Hạ điện thờ cộng đồng, tả hữu vu thờ đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ tứ trụ. Thượng điện thờ Vua Mai, thân mẫu Vua Mai và Mai thiếu đế.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 9
Quần thể Di tích Vua Mai và Lễ hội Vua Mai gắn liền với các di tích này được tổ chức hàng năm là di sản vô giá khẳng định sự trường tồn của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, thân thế, sự nghiệp của Vua Mai trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo, khu miếu mộ Vua Mai đã được xây dựng khang trang. Trong ảnh: Bàn thờ Vua Mai tại thượng điện.
Ảnh: Huy Thư
Đền thờ Vua Mai Hắc Đế - Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt ảnh 10
Theo Quyết định số 1649/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đền thờ Vua Mai Hắc Đế ở thị trấn Nam Đàn đã được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt. Dịp kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu, Lễ hội Đền Vua Mai 2023, lãnh đạo và nhân dân huyện Nam Đàn sẽ vinh dự đón nhận Bằng công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Vua Mai Hắc Đế. Trong ảnh: Mộ Vua Mai sau khu miếu thờ. 
Ảnh: Huy Thư

Theo Baonghean.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội