Thứ năm, 28/03/2024 - 15:28
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng nền báo chí cách mạng, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại

Phát biểu tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị cần nâng cao vai trò của báo chí trong việc định hướng xã hội về tính nhân văn, đạo đức, hướng tới các giá trị văn hóa...

 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Cần có những chính sách quản lý và tạo điều kiện cho báo chí phát triển

Ngày 24/12/2021, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ biểu dương và ghi nhận những kết quả mà báo chí cả nước đã đạt được trong năm qua. Đồng chí nhấn mạnh: Năm 2021, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên với tinh thần xung kích, trong suốt năm qua, báo chí đã làm tốt vai trò, sứ mệnh của mình, phản ánh trung thực và sinh động mọi mặt của đời sống, đặc biệt là công tác phòng chống dịch COVID-19, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.

Báo chí đã thông tin tuyên truyền sâu sắc, nổi bật về các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; khơi dậy và cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí cũng có những chuyển biến tích cực, được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả, thuyết phục, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp. Công tác quy hoạch quản lý báo chí đã căn bản được thực hiện tốt, tuy nhiên cần tiếp tục có sự đánh giá, rà soát điều chỉnh để báo chí phát triển đúng định hướng.

Trong tình hình mới, với cơ chế mới, nhiều báo phải tự chủ nên gặp không ít khó khăn. Việc sắp xếp quy hoạch báo chí đã làm được một bước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mục đích quy hoạch báo chí là để báo chí phát triển và để là tiếng nói không chỉ của từng cơ quan chủ quản mà là tiếng nói của Đảng, diễn đàn của nhân dân. Vì vậy chúng ta cần có những chính sách quản lý và tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Đặc biệt chúng ta cần đặt hàng các cơ quan báo chí để tránh tình trạng "báo hóa" hay "núp bóng" của các mạng xã hội cũng như hạn chế những tiêu cực, những hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích của một số báo. Phó Thủ tướng cho rằng việc quy hoạch báo chí cần phải làm cho nghiêm, thực chất, nếu có điều gì chưa phù hợp thì kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, báo chí Việt Nam phải cạnh tranh rất khốc liệt với mạng xã hội trong nước và quốc tế nên cần cơ chế đảm bảo, báo chí cần phải được tạo điều kiện, hỗ trợ để đi đúng hướng, thực hiện đúng sứ mệnh, chức năng của mình.Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, chủ động, kịp thời đề xuất, kiến nghị các biện pháp, giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để báo chí thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng, tạo đồng thuận xã hội vì mục tiêu ổn định chính trị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, chuyên nghiệp hơn nữa trong công tác lập kế hoạch truyền thông và cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề xã hội quan tâm. Các cơ quan báo chí cần tiếp tục thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác về công tác phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí…

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tổ chức Hội nghị tiếp thu nghiêm túc các ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và tham luận sâu sắc, tâm huyết của các đại biểu tại Hội nghị, hoàn thiện báo cáo để phục vụ cho công tác báo chí năm 2022 và những năm tiếp theo. 

Nhấn mạnh những nỗ lực và kết quả nổi bật của báo chí cả nước trong năm qua, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: Điểm nổi bật rõ nét năm qua của báo chí là tập trung tuyên truyền sâu, đậm, toàn diện về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; chú trọng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt nhấn mạnh những nội dung quan trọng, điểm mới cần triển khai thực hiện, nhất là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác văn hóa, đối ngoại của Đảng; phân tích, làm nổi bật thành quả toàn diện của đất nước năm 2021, trong đó có những thành tựu trong hoạt động đối ngoại, nhất là ngoại giao vắc-xin, ngoại giao văn hóa...

Bên cạnh đó, báo chí đã thể hiện sự kịp thời, tính định hướng, chuyên nghiệp, nhân văn trong thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi sản xuất kinh doanh; nêu bật sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, quyết tâm của Nhân dân trong thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội…

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được duy trì và tăng cường, có sự gắn kết giữa đấu tranh trên báo chí với các loại hình truyền thông khác, tạo nên một thế trận hiệp đồng chặt chẽ, nhịp nhàng, gắn kết mang lại kết quả rõ nét; chủ động thay vì thụ động phản bác đã giúp báo chí chiếm lĩnh thế trận, góp phần định hướng dư luận, ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 cũng được nghe nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, bám sát hơn với tình hình thực tiễn và có trọng tâm, trọng điểm. Tích cực đổi mới cả về nội dung và hình thức công tác giao ban, công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí... Chú trọng công tác hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền; tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho cơ quan báo chí tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 và tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tổ chức nhiều hoạt động đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho báo chí…

Năm 2021, công tác quy hoạch báo chí tiếp tục được quan tâm, cơ bản hoàn thành mục tiêu sắp xếp theo lộ trình. Nhìn chung, hệ thống báo chí có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu, cách thức thông tin. Nhiều cơ quan báo chí sau sắp xếp đã thích ứng tốt với điều kiện, mô hình mới, ổn định và phát triển.

Phấn đấu mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan văn hóa tiêu biểu

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót của báo chí trong thời gian qua, cần nghiêm túc tự phê bình và phê bình: Khuynh hướng thông tin thiếu toàn diện, thiếu đầy đủ gây hiểu lầm, hiểu không đúng bản chất sự việc; không thực hiện nghiêm túc quy trình tác nghiệp; nhiều trường hợp bỏ qua khâu kiểm tra, xác minh, dẫn đến thông tin không chuẩn xác; thiếu thận trọng trong xử lý và đưa tin các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; chưa kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm và chưa thực sự cầu thị trước những phản hồi mang tính xây dựng của công chúng đối với các chuyên mục, chương trình, ấn phẩm mới; cách tiếp cận sự kiện, vấn đề, trong nhiều trường hợp, chưa thực sự hợp lý, thiếu tính nhân văn và thiếu tính thuyết phục; còn tình trạng phóng viên nhũng nhiễu, gây sức ép doanh nghiệp để yêu cầu quảng cáo, ký hợp đồng truyền thông; để xảy ra tình trạng phóng viên, cộng tác viên bị bắt vì vi phạm pháp luật trong quá trình tác nghiệp. Cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, trong một số trường hợp còn thiếu nhạy bén, chưa có phân tích và dự báo từ sớm, từ xa theo chiều hướng vận động của sự việc, vấn đề, do vậy, chưa thực sự định hướng, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí. Một số cơ quan chủ quản chưa thực sự làm hết trách nhiệm, còn lơ là, buông lỏng trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý cơ quan báo chí trực thuộc. Công tác xây dựng đảng, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ ở nhiều cơ quan báo chí chưa được quan tâm, chăm lo đúng mức…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị 

Để khắc phục những hạn chế, tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị báo chí cần tập trung thực hiện tốt một số việc sau:

Những người làm công tác báo chí cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng; không dao động, phải vững vàng trước mọi sóng gió, thử thách; tránh nhận thức mơ hồ, thiếu tính chính trị; phát huy được vai trò định hướng dư luận, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cao cả của mình.

Bên cạnh đó, những người làm báo cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo việc thông tin tuyên truyền nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là công việc hết sức quan trọng. Báo chí phải nắm thật chắc, thật rõ nội dung Nghị quyết. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng ta mới có thể thông tin, tuyên truyền một cách hiệu quả, bảo đảm yêu cầu đề ra. Báo chí phải tham gia một cách chủ động, tích cực, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở chuyên mục, chuyên trang, chương trình bình luận, tọa đàm để làm thật sâu sắc, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về chủ đề này, qua đó khơi dậy quyết tâm, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Cần thực hiện sứ mệnh “truyền cảm hứng” đó tới toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Phát huy vai trò và nêu cao trách nhiệm của hệ thống báo chí, xuất bản trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay. Các cơ quan báo chí phải thực sự là lực lượng tuyến đầu, không ngừng đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp thể hiện chủ đề này bằng cách đầu tư bài bản về nhân lực, điều kiện vật chất - kỹ thuật, xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên theo dõi chất lượng, hiệu quả tác động của thông tin, tuyên truyền. Tăng cường các thông tin chính thống, tích cực; kết hợp giữa “xây” và “chống”; chú trọng những bài viết, chương trình đặc sắc với cách thể hiện sáng tạo, gắn kết nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, góp phần tạo dòng thông tin chủ lưu, chính thống, đấu tranh, phản bác trực diện, kịp thời, đồng thời, định hướng dư luận xã hội, củng cố niềm tin trong Nhân dân; góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế nói riêng của đất nước. Hệ thống báo chí, xuất bản phải sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân trong nhiệm vụ then chốt và nặng nề này.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị 

Tập trung tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế xã hội một cách sáng tạo hơn; cần bám sát diễn biến thực tế, bảo đảm cân đối, hài hòa giữa thông tin phòng chống, dịch với thông tin phục hồi phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác; khơi dậy sự đồng lòng, quyết tâm, tin tưởng của nhân dân đối với cấp ủy chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành nội dung quan trọng này.

Tiếp tục chủ động, đổi mới công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý nhà nước về báo chí; tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động, tâm tư, nguyện vọng của các cơ quan báo chí; những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong hoạt động báo chí; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, xây dựng chủ trương, đường lối phát triển và quản lý báo chí; đề xuất sửa đổi một số quy định của Ban Bí thư liên quan công tác phối hợp, chỉ đạo, định hướng báo chí...

Hội Nhà báo Việt Nam cần lãnh đạo chỉ đạo thật tốt công tác tổ chức chuẩn bị Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI; các cấp hội, hội viên cần triển khai tích cực, hiệu quả Nghị quyết Đại hội của Hội và Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới. Trong các báo cáo, các tham luận, chúng ta thường bàn nhiều về tính “chuyên nghiệp”, tính “hiện đại” của báo chí, trong khi đó tính “cách mạng” và “nhân văn” chưa được đề cập một cách tương xứng. Đây là vấn đề chính trị, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa  đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt quan tâm nội dung này. 

Tăng cường rà soát, kiểm tra việc thực hiện định hướng chính trị tư tưởng, việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, hoạt động tác nghiệp... của các cơ quan báo chí; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm, trong đó, phải phát huy hơn nữa trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản.

Đẩy mạnh triển khai giai đoạn 2 của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại, trong đó, chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xử lý vấn đề kinh tế báo chí, chuyển đổi số báo chí; tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông trên internet; tập trung hoàn thiện đề án xây dựng hệ thống các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện ở tầm quốc gia; củng cố phát triển hệ thống các cơ quan báo chí có ảnh hưởng lớn trong xã hội, có chính sách hỗ trợ và nâng cao thứ hạng, uy tín của các tạp chí khoa học; rà soát, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tuyên truyền...

Khẳng định và nâng cao vai trò của báo chí trong việc định hướng xã hội về tính nhân văn, đạo đức, hướng tới các giá trị văn hóa như chân, thiện, mỹ, hoà bình, hội nhập, phát triển bền vững, trước hết, mỗi cơ quan báo chí phải xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa, đạo đức trong chính đơn vị mình theo tinh thần Hội nghị Văn hóa toàn quốc; phấn đấu mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan văn hóa tiêu biểu….

Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã tặng Bằng khen cho các cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2021.

(Theo TTXVN)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội