Thứ sáu, 17/05/2024 - 08:05
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày 30/4 lịch sử qua hồi ức của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

"Mới vừa ở núi rừng Tây Nguyên mà nay đôi bàn chân đang đứng giữa đường phố Sài Gòn trong ngày chiến thắng, chúng tôi xúc động vô cùng...", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ lại.

Tiến về Sài Gòn

Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975 là sự kiện mở màn quan trọng nhất cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Lúc bấy giờ Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đang giữ vai trò Tham mưu trưởng chiến dịch Tây Nguyên.

Sau "đòn điểm huyệt" tại Buôn Ma Thuột, quân ta thừa thắng tiến lên và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, phối hợp lực lượng địa phương tiến về giải phóng 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 3 - một trong 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn sáng 30/4/1975.

 

Ngày 26/3/1975, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Quân đoàn 3, gồm hầu hết các đơn vị chủ lực đã tham gia giải phóng Tây Nguyên. Chiều ngày 27/3, đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng, lúc đó đang là đại diện "tiền phương Bộ" đã trực tiếp công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3 và giao nhiệm vụ chiến đấu tại Sở chỉ huy tiền phương ở Ea H'leo, Đắk Lắk.

"Đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng nói với đồng chí Vũ Lăng - Tư lệnh quân đoàn cùng với tôi: "Bây giờ phải nhanh chóng kết thúc, hoàn thành chiến dịch Tây Nguyên, không vì ham con tép mà mất đi con cá, phải tập trung lực lượng để tiến về Sài Gòn nhanh nhất". Thực tế khi đó, đây là nhiệm vụ khó khăn của Quân đoàn 3 vì các lực lượng của Quân đoàn đang trải rộng trên nhiều hướng. Sư đoàn 316 đang đóng tại Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đang ào ào tấn công về hướng Phú Yên, giải phóng tỉnh này; Sư đoàn 10 sau khi vượt qua M'Đrắk, tiến hành đánh chiếm Ninh Hòa và hướng về Nha Trang - Cam Ranh. Các Sư đoàn cũng phân tán bởi mỗi trung đoàn đánh một hướng, ở trung đoàn thì mỗi tiểu đoàn cũng đánh một hướng", Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nay đã 97 tuổi, bồi hồi nhớ lại.

Nhiệm vụ của Quân đoàn 3 là phải làm thế nào nắm lại lực lượng, bổ sung quân số, trang thiết bị, vũ khí để nhanh chóng cơ động, thu quân tập kết tại khu vực phía Tây Bắc Sài Gòn trước ngày 15/4.

"Nhiệm vụ cấp bách như vậy, nhưng Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 đã rất linh hoạt, để các chỉ huy Sư đoàn quyết định đường hành quân và biện pháp hành quân. Hơn 3 vạn cán bộ, chiến sĩ cùng với hàng nghìn phương tiện kỹ thuật trong toàn đơn vị đã vào vị trí tập kết để tham gia chiến dịch sớm hơn quy định một ngày tại khu vực Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh. Đó được xem là kỳ tích", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, khi đó là Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 - một trong năm cánh quân tiến vào Sài Gòn, nói.

Ngày toàn thắng

Ở hướng Tây Bắc Sài Gòn, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 8-12km nhưng có chiều sâu tác chiến từ 80-100km. Vì vậy, từ ngày 16/4/1975, Sư đoàn 316 và một phần pháo binh của Quân đoàn 3 đã tiến hành cắt đường số 1, không cho địch từ Tây Ninh về tăng cường phòng thủ Sài Gòn, sau đó tiếp tục tiến đánh, bao vây địch tại Gò Dầu, Trảng Bàng.

Đội hình xe tăng, xe thiết giáp của Trung đoàn xe tăng 273 cùng Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 chiếm giữ Bộ Tổng tham mưu ngụy, sáng 30/4/1975.

 

Đến 17h ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Vào lúc này, ta hình thành thế bao vây Sài Gòn và tấn công địch từ 5 hướng: Hướng Tây Bắc - Quân đoàn 3; hướng Bắc - Quân đoàn một; hướng Đông Nam - Quân đoàn 2; hướng Đông - Quân đoàn 4; hướng Tây và Tây Nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8).

Rạng sáng 29/4/1975, Sư đoàn 320 - mũi chủ lực của Quân đoàn 3 đánh vào căn cứ trọng điểm Đồng Dù - Củ Chi, nơi đặt Sở chỉ huy Sư đoàn 25 ngụy. Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô toàn sư đoàn, tiến công địch trong một căn cứ kiên cố, vững chắc, có diện tích rộng tới 8km2.

Đến trưa cùng ngày, ta chiếm được Đồng Dù, mở toang cánh cửa thép Tây Bắc, để Sư đoàn 10 dùng bộ binh cơ giới thọc sâu vào đánh chiếm Hóc Môn, trung tâm huấn luyện Quang Trung và đặc biệt là hai mục tiêu trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất cùng Bộ Tổng tham mưu ngụy. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng ngày 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, trưa ngày 30/4/1975.

 

Từ đêm 29/4, lực lượng đầu tiên của Quân đoàn 3 là Sư đoàn 10 đã đến được khu vực ngã ba Bà Quẹo - nội đô Sài Gòn. Máy bay địch từ sân bay Biên Hòa tập trung về đánh phá ác liệt nhằm ngăn chặn hướng tiến công nhanh chóng của ta. 7h ngày 30/4, pháo binh của Quân đoàn cùng các lực lượng pháo binh chiến dịch tập trung đánh vào Bộ Tổng tham mưu ngụy và sân bay Tân Sơn Nhất. Giày bốt, mũ áo của quân địch bỏ chạy vứt đầy trên đường, xe tăng ta chà lên để tiến tới.

Từ sáng 30/4/1975, mũi thọc sâu của Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 cùng xe tăng bắt đầu đột phá đánh chiếm khu vực ngã tư Bảy Hiền. Cuộc đột phá ở ngã tư Bảy Hiền diễn ra rất quyết liệt, địch dùng hỏa tiễn trên lầu cao để bắn xuống, xe tăng của Sư đoàn 10 bị bắn cháy tại chỗ 3 chiếc, nhiều chiến sĩ hi sinh. Đến khoảng 9h30, các lực lượng của Sư đoàn 10 mới chiếm được ngã tư này và nhanh chóng đánh về hướng cổng số 4 sân bay Tân Sơn Nhất.

"Theo kế hoạch, sau khi đánh xong sân bay Tân Sơn Nhất thì Quân đoàn 3 mới đánh tiếp vào Bộ Tổng tham mưu ngụy. Nhưng tình hình phát triển thuận lợi, Quân đoàn 3 lệnh ngay Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 có lực lượng xe tăng phối thuộc, vượt qua đội hình Trung đoàn 24, đánh thẳng về Bộ Tổng tham mưu ngụy. Cùng lúc đó, khoảng 9h30, Tổng thống ngụy là Dương Văn Minh lên đài phát thanh kêu gọi Quân giải phóng ngừng bắn để thương lượng.

Đồng chí Vũ Lăng, Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh: "Quân địch không còn gì để thương lượng. Tiếp tục tấn công và đánh chiếm các mục tiêu. Quân địch phải đầu hàng, không có thương lượng", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ lại.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước gặp lại đồng đội. 

 

Đến 10h, Tư lệnh Vũ Lăng lệnh cho đồng chí Phi Tiểu Hoàng, Phó chính ủy Quân đoàn và Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn - Nguyễn Quốc Thước chỉ huy một Tiểu đoàn bộ binh và một Đại đội tăng thiết giáp, thọc sâu về phía Dinh Độc Lập, không cần chờ giải quyết xong mục tiêu Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Mũi thọc sâu này khi qua cổng Bộ Tổng tham mưu ngụy thì gặp rất nhiều xe tăng, pháo binh ta đang tấn công và xác xe tăng, thiết giáp địch dàn đầy ra đường, nên không có đường để vượt qua. Mũi này ko thể tiến vào Dinh Độc Lập theo đường Nguyễn Văn Trỗi, Công Lý (rất gần), vì vậy phải quay lại đi theo đường Lê Văn Duyệt, đến Bùng binh ngã 6 rồi ngược lên theo đường Hồng Thập Tự đánh vào cổng sau Dinh Độc Lập. Trên đường tiến công, tiếng súng hai bên vẫn đang quyết liệt nhưng người dân bên đường cầm cờ xanh đỏ, sao vàng vẫy chào Quân Giải phóng. Họ đưa thịt, trứng luộc, xôi, cơm nắm lên xe tăng cho các chiến sĩ. 

Mũi thọc sâu của Quân đoàn 3 đến Dinh Độc Lập lúc 12h15. Trước đó 45 phút các đơn vị của Quân đoàn 2 đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập, buộc Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Lúc 11 giờ 30 ngày 30/4, Sư đoàn 10 cùng các đơn vị Quân đoàn 1 đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu ngụy".

Ông vừa kể vừa xúc động: "Mới vừa ở núi rừng Tây Nguyên mà nay đôi bàn chân đang đứng giữa đường phố Sài Gòn, chúng tôi xúc động vô cùng. Thắng lợi ở đây không phải là để diệt hết quân ngụy, mà là làm tan rã chính quyền ngụy để đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà như mong muốn của Bác Hồ "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Đó là khát khao cháy bỏng trong huyết quản mỗi người con đất Việt yêu Tổ quốc suốt hơn 30 năm đấu tranh đầy hi sinh, gian khổ".

Nguồn: BÁO DÂN TRÍ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội