Chủ nhật, 19/05/2024 - 10:43
Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 15 hài cốt Liệt sĩ hy sinh tại Lào Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên Đảng ủy Quân khu 4: Triển khai Quyết định, Kế hoạch giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nga duyệt binh mừng 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ CẬP NHẬT Lực lượng vũ trang Quân khu 4 xem tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

Sáng 5/9/2023, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh (13/9/1913 – 13/9/2023) và Tổng kết trao giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa - người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục CNQP nhấn mạnh: Cách đây 110 năm trước, ngày 13/9/1913, tại xã Chính Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa - tên thật là Phạm Quang Lễ được sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo.

 Gia đình Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tặng sách cho thư viện Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

 

Năm 1933, Phạm Quang Lễ đỗ đầu cả hai kỳ thi tú tài (tú tài Tây và bản xứ). Vì nhà nghèo, ông không thể ra Hà Nội học đại học và trở về làm giúp việc cho người Thư ký kế toán tòa sứ Mỹ Tho (trong thời gian này, ông tự học thêm về Luật). Đến tháng 9-1935, Phạm Quang Lễ sang du học tại Pháp. Trong những năm tháng du học, mặc dù Chính phủ Pháp nghiêm cấm người dân thuộc địa học tại các trường dạy nghề vũ khí, hay vào làm ở các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí nhưng ông vẫn quyết tâm theo học, tốt nghiệp kỹ sư và làm việc tại các nhà máy điện khí, sản xuất máy bay, viện nghiên cứu vũ khí, kỹ thuật hàng không của Pháp, Đức; đồng thời là hội viên của Hội Việt Nam ái hữu tại Pháp. Trong suốt quá trình này, ông đã bí mật nghiên cứu, tích lũy kiến thức về chế tạo vũ khí để trở về phục vụ đất nước. Đến năm 1946, sau 11 năm học tập, nghiên cứu, ông đã sưu tầm, ghi chép được hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí. Ông đã viết lại dòng suy nghĩ: Dân mình thế nào cũng có ngày nổi dậy; mình phải có súng đạn, phải ra công tự làm súng đạn một phần nào. 80 năm nay, chúng nó không cho một người Việt Nam nào được học trường chế tạo vũ khí cả.

Tháng 9-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ cuộc sống sung túc, đầy đủ ở châu Âu, theo Bác Hồ trở về nước, sẵn sàng chấp nhận mọi vất vả, khó khăn, hy sinh, gian khổ để hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc, với tâm nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Ngày 5/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho ông. Người nói: Việc sản xuất vũ khí để đánh giặc cứu nước là việc làm đại nghĩa, vì vậy Bác đặt tên mới cho chú là Trần Đại Nghĩa.

 Lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trao thưởng tặng các tập thể đạt giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa tại Lễ kỷ niệm.

 

Với 84 tuổi đời, gần 40 năm hoạt động cách mạng, ông không chỉ góp phần đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của ngành Quân giới và Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà còn đóng góp quan trọng vào nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ nước nhà. Những cống hiến to lớn trên của ông được Đảng và Nhà nước ghi nhận: Được phong quân hàm Thiếu tướng (1948); được phong tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động” (1952). Cùng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.

Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của nhà khoa học lớn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, về lý tưởng, sự cống hiến cho dân tộc và đạo đức cách mạng cho các thế hệ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ hôm nay.

Tại buổi Lễ, Tổng cục CNQP tổ chức trao giải Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa cho 5 tập thể và 32 cá nhân.

Nguồn: BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội