Thứ ba, 19/03/2024 - 17:51
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác chiến điện tử cấp chiến thuật

Ngày nay, trước dư luận rộng rãi cho rằng Nga đang chiếm ưu thế trong các khả năng tác chiến điện từ (TCĐT) chiến thuật và tác chiến không gian điều khiển học, thích hợp hơn với hình thức chiến tranh thông thường giữa hai quốc gia, thì cũng xuất hiện những nỗ lực cấp bách mới nhằm gia tăng khả năng của chính họ. Điều này diễn ra vào đúng thời điểm có sự thay đổi rất nhanh trong công nghệ thông tin và truyền thông, được đặc trưng bởi khả năng kết nối nhanh và được điều khiển bằng phần mềm.

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

 

 

Máy truyền tin vô tuyến dựa trên nhận thức (cognitive radio), ứng dụng của các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo cho các tổ hợp làm việc trong phổ điện từ, có thể là công nghệ đánh lạc hướng (disruptive) thực thụ và làm cho các thuật toán thông minh hơn và tính toán tiến hơn có vài trò quan trọng hơn bao giờ. Do có thể áp dụng cho các máy truyền tin vô tuyến, ra đa và các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử nhằm vào chúng, nên đã tạo ra bối cảnh cho một cuộc chạy đua vũ trang dựa trên nhận thức (cognitive arms race), theo đó các máy truyền tin vô tuyến và ra đa điều chỉnh thích ứng các dạng sóng trong khi bay đảm bảo rằng chúng nhận được các tin nhắn gửi đến, phát hiện và bám các mục tiêu tương ứng của chúng trước hoạt động gây nhiễu, cho dù các tổ hợp khí tài TCĐT tìm cách phát hiện chúng và đồng bộ các dạng sóng gây nhiễu thời gian thực.

1. Những thí dụ về khí tài dựa trên nhận thức

Thí dụ điển hình đầu tiên là tổ hợp khí tài cầm tay mới, khai thác những công nghệ TCĐT dựa trên nhận thức đang nổi lên được hãng BAE Systems phát triển trong 2 dự án của Cục các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) Bộ quốc phòng Mỹ: ứng dụng máy điện toán để đối phó với các hệ thống giám sát (CLASS - Computational Leverage Against Surveillance Systems) và IC xen xơ phân tích tín hiệu yếu của máy truyền tin vô tuyến dựa trên nhận thức (CLASIC - Cognitive radio Low - Energy Signal Analysis Sensor IC). Được thiết kế để phát hiện và nhận dạng nhiều tín hiệu đan xen gồm cả tín hiệu gây nhiễu và truyền tin của đối phương, máy làm việc trên một dải rộng của phổ tần số vô tuyến điện (RF) trong cả các môi trường phức tạp và biến đổi nhanh, và theo thông báo của công ty BAE Systems, nó có thể được sử dụng trên một dải rộng các phương tiện mang và có thể được tích hợp vào các tổ hợp TCĐT, tình báo điện tử (SIGINT) và truyền tin, kể cả lớn và nhỏ.

Theo công bố của BAE Systems, khí tài có kích thước, khối lượng và tiêu thụ nguồn chỉ bằng một phần ba khi so với các máy phân tích phổ thông thường; đạt được khả năng này là nhờ có các thuật toán xử lý tín hiệu tiên tiến, nên đã giảm thời gian và công suất tính toán cần thiết để xử lý, do đó về cơ bản, tổ hợp chỉ cần một chip công suất thấp duy nhất. Giám đốc công ty con chuyên về khai thác và xử lý xen xơ của tập đoàn BAE Systems - Joshua Niedzwiecki cho biết: “bằng việc giảm đáng kể kích thước, khối lượng và tiêu thụ nguồn của tổ hợp khí tài TCĐT dựa trên nhận thức mới này, chúng tôi đang giúp cho các chiến binh dễ dàng phân biệt và giám sát một dải rộng các tín hiệu trong không gian chiến trường, vốn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nắm bắt tình hình. Càng nắm bắt tình hình trên chiến trường tốt hơn, thì càng bảo vệ các lực lượng quân nhà chắc chắn hơn và đem lại khả năng đánh bại các mối đe dọa thù địch lớn hơn”.

Cuối tháng 9/2016, theo thông báo của BAE Systems, trong các thử nghiệm dã ngoại gần đây, tổ hợp khí tài cầm tay này đã phát hiện và nhận dạng thành công hơn 10 dạng tín hiệu trong một dải thông rộng, trong trường hợp có nhiễu. BAE Systems có ý định hoàn thiện hơn nữa công nghệ này để đưa vào các tổ hợp các khí tài TCĐT, trinh sát tín hiệu (SIGINT), và truyền tin chiến thuật trên thực tế.

2. Tác chiến điện tử cấu hình nhỏ

Dấu ấn tiến bộ đối với loại hình công nghệ này có thể tìm thấy trong tổ hợp  DISRUPTOR SRX của hãng Harris, thiết bị được mô tả như một bộ cảm biến (xen xơ) thông minh đa chức năng, đáp ứng và điều chỉnh các nhiệm vụ TCĐT đồng bộ trong một loạt những thành phần cấu hình nhỏ để dễ dàng tích hợp vào các phương tiện mang khác nhau khá phổ biến hiện nay. Áp dụng công nghệ tổ hợp dựa trên một chip có khả năng lập trình phần mềm, giải pháp mô đun và có thể điều chỉnh quy mô, có các kênh tần số vô tuyến (RF) độc lập để nhận dạng và đáp ứng tín hiệu, phần mềm có khả năng tái lập trình, tệp (file) dữ liệu nhiệm vụ và chương trình cơ bản, kết hợp với tính năng có thể định hình được. Tổ hợp DISRUPTOR SRX có thể được định dạng để đối phó với các tổ hợp RF hoạt động trên băng tần A tất cả các dạng, lên tới băng tần L và cao hơn, kể cả các ra đa sục sạo và cảnh báo sớm và các thiết bị truyền tin tần số thấp trong các bước sóng dài, đến các ra đa tìm bắt mục tiêu và điều khiển bắn, thiết bị dẫn đường TACAN, GPS, thiết bị truyền tin di động và theo đường thẳng và các đầu tìm làm việc ở các bước sóng tương đối ngắn hơn.

Có 3 cấu hình hiện nay đang được chào hàng: cấu hình nhỏ nhất (Form Factor 1) kích thước 76,2x25,4x25,4mm và nặng 160g. Cấu hình 2 và 3 (Form Factor 2 & 3) có kích thước lần lượt là 101,6x50,8x22,9mm và 101,6x50,8x38,1mm, nặng 450g và 730g. Những cấu hình nhỏ này làm cho tổ hợp DISRUPTOR SRX trở thành khí tài lý tưởng cho các tổ hợp không người lái và có thể đeo theo người, và sử dụng cùng loại phần cứng để thực hiện các nhiệm vụ tiến công điện tử, hỗ trợ điện tử/trinh sát điện tử và tình báo tín hiệu chiến thuật.

3. Kết nối hoàn toàn

Số hóa không gian chiến trường đã tạo ra một thế giới trong đó mỗi một phương tiện mang là một đầu nút trong một mạng của các mạng kết nối thẳng xuống tới từng người lính, tất cả đều có thể mở để tấn công từ bất kỳ đâu trên mạng Internet. Ngoài ra, các tổ hợp chiến thuật, cơ động chắc chắn phải dựa vào các đường truyền (links) vô tuyến điện vốn có thể bị tiến công bằng gây nhiễu hoặc có thể bị đột nhập trái phép (hacked) bằng cách xen mã độc hoặc thông tin sai lệch làm rối loạn truyền tin chiến thuật hoặc thậm chí làm mất tinh thần của các binh sỹ chiến đấu bằng cách đột nhập hoặc đánh cắp tài khoản trong mạng xã hội của họ.

Tác chiến điện tử ở một số khía cạnh nào đó có thể hòa nhập vào lĩnh vực tác chiến không gian điều khiển học, các chuyên gia trong lĩnh vực này đang bắt đầu đề cập đến ‘tính liên kết của TCĐT – tác chiến không gian điều khiển học (Cyber- EW continuum), và chúng được định nghĩa là sự hợp nhất của không gian điều khiển học (cyber), SIGINT, truyền tin và TCĐT, cho dù chúng tạo ra những ảnh hưởng theo những cách khác nhau; đối với TCĐT, phổ tần số vô tuyến (RF) là mục tiêu, trong khi không gian điều khiển học (cyber), thì đó là phương tiện để tạo ra ảnh hưởng.

Công nghệ TCĐT đang tiến triển rất nhanh để đối phó với các máy truyền tin vô tuyến và ra đa thông minh, điều khiển bằng phần mềm linh hoạt nhằm sử dụng nhiều, thậm chí tất cả các kỹ thuật chống chế áp đã được phát triển trong các thập kỷ qua, bằng cách khai thác các công nghệ cốt lõi tương tự. TCĐT hiện đại còn phải phối hợp chặt chẽ với các hệ thống truyền tin và ra đa của quân nhà và phải gây ra ảnh hưởng tiêu cực tối thiểu đối với các thành phần phi chiến đấu và các hệ thống thiết bị dân sự then chốt, do đó gây nhiễu chặn (barrage jamming) hiện nay phần lớn không có hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

4. Ranh giới bị lu mờ

Bản chất của các khả năng TCĐT được điều khiển bằng phần mềm, và tốc độ phát triển của công suất xử lý máy tính và dung lượng bộ nhớ tuân theo định luật Moore đang làm lu mờ những gianh giới của TCĐT. Điều này dẫn đến các khả năng phân tích và nhận biết mà mới vài năm gần đây chỉ có ở các tổ hợp khí tài trinh sát tín hiệu (SIGINT) lớn, phức tạp và đắt tiền, nay đã có ở các tổ hợp trinh sát điện tử (ESM) chiến thuật, khối lượng nhẹ, và các thiết bị gây nhiễu thông minh cũng có thể được tích hợp. Đây là một khía cạnh của một xu hướng được biết đến là sự hợp nhất của TCĐT; một biểu hiện khác của xu hướng này là sử dụng cùng các công nghệ nòng cốt trên nhiều kiểu phương tiện mang trong tất cả các chiều không gian chiến tranh.

Nói về công nghệ, mối bận tâm của phương Tây về các máy gây nhiễu thiết bị gây nổ cải biên điều khiển vô tuyến (RCIED), đến sự tổn thất của các khả năng TCĐT chiến thuật khác, có lẽ minh chứng cho sự kém phát triển hơn, so với nó đã từng có ở một khía cạnh khác, bởi sự hợp nhất công nghệ như đã kể trên. Ví dụ, các xe thiết giáp của Quân đội Pháp và Đức đều được trang bị các máy gây nhiễu điều khiển bằng phần mềm mới, nhằm, ngoài việc chỉ thị các tín hiệu RF được dùng để kích nổ RCIED, còn được dùng trong các vai trò khác. Cả hai nước đều đang tiếp tục chiến thuật gây nhiễu chặn liên tục, thay vì tìm bắt các tín hiệu đe dọa sau đó gây nhiễu chúng trước khi chúng có thể kích nổ bom, vốn đòi hỏi cả thời gian xử lý thông minh và thời gian phản ứng cực nhanh.

5. Máy gây nhiễu đa năng

Các lực lượng vũ trang Pháp đã tiếp nhận tổ hợp ECLIPSE của Thales được phát triển trong chương trình BARAGE của Bộ Quốc phòng Pháp. Được kiểm định chất lượng vào tháng 5/2016, thiết bị được thiết kế để tích hợp vào tất cả kiểu xe thiết giáp hạng nhẹ và sẽ được trang bị cho các xe GRIFFON và JAGUAR tương lai hiện đang được phát triển theo chương trình SCORION-EBMR của Lục quân Pháp. Theo thông báo của Thales, kiến trúc mở mô đun của tổ hợp ECLIPSE cho phép nó tiếp nhận chức năng mới, để đối phó với những mối đe dọa tiên tiến khi chúng phát triển.

Tương tự, Quân đội Đức lựa chọn máy gây nhiễu bảo vệ xe VPJ R6 của hãng Airbus Defence & Space, dựa trên công nghệ máy gây nhiều đa năng SMART. Với máy SMART, theo thông báo của công ty, thời gian phản ứng về cơ bản chưa đến 0,001 giây và khả năng gây nhiễu tới 75.000 tín hiệu đe dọa trong tất cả các băng tần phổ thông trong một giây. Công ty chế tạo còn nhấn mạnh rằng các máy gây nhiễu áp dụng công nghệ SMART tập trung năng lượng của nó vào tần số đặc biệt của tín hiệu đe dọa, chứ không phân tán trên toàn bộ dải tần, do đó nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến lực lượng quân nhà.

Khi công ty công bố công nghệ MRJ SMART ra thế giới vào tháng 5/2015, Airbus đã chào hàng cả khả năng mở rộng vai trò của thiết bị sang vai trò trinh sát tín hiệu cấp chiến dịch, hỗ trợ việc lập phương án tác chiến điện tử và đóng góp vào xây dựng bức tranh nắm bắt tình hình nói chung, một vai trò mà trước đây chỉ có ở những tổ hợp kích thước lớn, nặng nề, đắt tiền và triển khai với số lượng hạn chế. Hơn nữa, Airbus còn nhấn mạnh rằng công nghệ có thể thực hiện các nhiệm vụ gây nhiễu kinh điển (classical) hỗ trợ cho quá trình phát triển các tổ hợp chống phương tiện bay không người lái.

Công ty Elta Systems thuộc tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Ixraen (IAI) đã phát triển máy gây nhiễu truyền tin chiến thuật bao gói bền vững ELK-7020. Giải pháp này thu nhỏ máy gây nhiễu truyền tin trong đội hình áp dụng các kỹ thuật khuếch đại đảo chiều hợp lý của IAI – Elta nhằm gây nhiễu hiệu quả máy truyền tin vô tuyến và thông tin liên lạc đối phương nằm trong những khu vực được chỉ định với sự can nhiễu đến các hoạt động truyền tin và trinh sát truyền tin (COMINT) của lực lượng quân nhà ở mức tối thiểu.

Các máy gây nhiễu chống bom cải biên điều khiển vô tuyến (RCIED) cần thiết để tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh xe và có thể xung quanh các xe và lực lượng bộ binh đi cùng, điều đó có nghĩa là chúng cần có hoặc là an ten đẳng hướng hoặc các an ten bao quát những phần chồng gối lên nhau. Tuy nhiên, với các an ten định hướng và các dạng sóng gây nhiễu thích hợp, chúng có thể vô hiệu hóa một loạt các mục tiêu khác nhau, và như thông báo của Airbus, kể cả các tổ hợp phương tiện bay không người lái thù địch và máy bay không người lái thương mại được trang bị vũ khí đang trở thành những mục tiêu được ưu tiên cao.

Con số các hệ thống chống phương tiện bay không người lái xuất hiện trên thị trường đang tăng lên nhanh chóng trong vài ba năm gần đây, với các sản phẩm do ít nhất 20 công ty sẵn sàng cung cấp. Giống như các khí tài TCĐT, thông tin chi tiết về phương thức hoạt động của chúng được giữ bí mật, nhưng một số tổ hợp – do các công ty công bố - kết hợp kỹ thuật gây nhiễu TCĐT thông thường với các kỹ thuật không gian điều khiển học, và các chuyên gia quân sự xếp những tổ hợp chống phương tiện bay không người lái áp dụng những kỹ thuật nói trên vào thể loại vũ khí không gian điều khiển học chiến thuật mới được hình thành.

6. Vũ khí không gian điều khiển học chiến thuật

Các vũ khí không gian điều khiển học chiến thuật đầu tiên trông giống như một trang bị nào đó mà binh sỹ có thể mang theo vào trận chiến. Nó có thể tương tự như khẩu súng trường không gian điều khiển học cải biên do Viện không gian điều khiển học lục quân Mỹ mới được thành lập, đưa ra. Trang bị này bao gói một máy tính nhỏ xíu (Raspberry Pi), một bộ phân đường không dây (WIFI) và một an ten định hướng lắp trên tổ hợp cò và hộp tiếp đạn súng các bin M4, tạo ra một vũ khí đã trình diễn khả năng bắn hạ các mục tiêu được kết nối WIFI từ các hệ thống bảo đảm an ninh tòa nhà kể cả các khóa cửa đến máy bay không người lái.

Có thể là các công nghệ đang hội tụ hơn nữa; cuối cùng, nếu như một tổ hợp tiến công điện tử có thể nhằm mục tiêu vào các tần số truyền tin đặc biệt được các hệ thống mục tiêu sử dụng để gây nhiễu chúng, thì đó không thể là một bước lớn nhằm đột nhập vào khi chúng sử dụng cùng một thiết bị và xen mã độc hại hoặc thông tin sai lạc. Các máy gây nhiễu có thể cũng trở thành các công cụ đột nhập, với các mục tiêu RF được nhận dạng và định vị bằng các tổ hợp trinh sát điện tử (ESM) được triển khai cho một cuộc tiến công bằng hoặc là các máy gây nhiễu hoặc bằng các công cụ đột nhập hay bằng cả hai.

7. Cấu hình các đơn vị TCĐT/không gian điều khiển học

Các lực lượng vũ trang cần điều phối các nỗ lực TCĐT và tác chiến không gian điều khiển học riêng rẽ để có tác động tối đa đến đối thủ, hơn là có những nỗ lực không được điều phối, can nhiễu lẫn nhau và gây ra thêm sự bất đồng. Khi nhận thức được hệ quả của sự hợp nhất/hội tụ TCĐT và không gian điều khiển học, Lục quân Mỹ đã phát hành Điều lệnh tác chiến 3-38 (FM 3-38) nhằm cung cấp “sự chỉ dẫn và định hướng mang tính lý luận nói chung phục vụ cho triển khai các hoạt động điện từ không gian điều khiển học (CEMA- Cyber Electromagnetic Activities) vào tháng 2/2014. Hiện nay quân chủng đang thành lập đội hình TCĐT/không gian điều khiển học chiến thuật đầu tiên dưới dạng Phân đội TCĐT/không gian điều khiển học chiến thuật, có thể tham gia vào diễn tập thí điểm đầu tiên bên ngoài nước Mỹ vào năm 2017. Ý tưởng là sẽ đem lại cho một thành phần nhỏ của Lục quân Mỹ những khả năng để đối chọi với Nga, nước đã sử dụng những khả năng này trong chiến đấu đem lại hiệu quả to lớn.

8. Nga có đi tiên phong trong lĩnh vực này hay không?

Tiếp sau những thất bại về TCĐT trong cuộc chiến tranh năm 2008 với Georgia, theo thông báo, Nga đã đầu tư mạnh vào các khả năng TCĐT. Đối phó với Ucraina, các lực lượng vũ trang Nga đã chứng tỏ khả năng bắn hạ các phương tiện bay không người lái, gây nhiễu các ra đa phòng không, vô hiệu hóa các hệ thống chỉ huy và điều khiển, làm cho các máy truyền tin vô tuyên và điện thoại của binh sỹ không thể hoạt động được mỗi lần hàng giờ, xác định vị trí các đơn vị Ucraina và chỉ thị mục tiêu để đánh phá, vô hiệu hóa các máy bay không người lái giám sát xung đột của lực lượng OSCE bằng cách gây nhiễu GPS cấp độ quân sự. Một số báo cáo thậm chí cho rằng Nga đã tạo ra một hàng rào tác chiến điện tử bảo vệ có đường kính 600km qua cả Xi ry để ngăn chặn hoạt động trinh sát của NATO.

Dù là độ tin cậy thực sự của thông tin trên như thế nào, nhưng rõ ràng là Nga đã xây dựng lại cấu trúc Lý luận, Tổ chức, Huấn luyện, Trang bị, Lãnh đạo chỉ huy và Đào tạo, Nhân lực, và Cơ sở vật chất một cách đồng bộ đối với TCĐT, tập trung vào lý luận/học thuyết, thường được đề cập là Chiến đấu điện tử vô tuyến điện. Nga còn xây dựng lại nền công nghiệp TCĐT với sự hỗ trợ của năng suất tính toán thương mại có sẵn (COST) kết hợp với trình độ đào tạo kỹ thuật cao, có thể cho phép họ bắt kịp và có thể vượt qua các khả năng TCĐT của phương Tây. Hơn nữa, việc liên kết theo ngành dọc của khoảng 100 công ty TCĐT vào tập đoàn KRET đã đem lại cho ngành công nghiệp những lợi ích quy mô lớn, kể cả quyền lực chính trị.

Trong các cuộc chiến tranh lai ghép mà nhiều nơi trên thế giới đang phải trải qua, tác chiến chống nổi dậy, không cân xứng, tác chiến thông thường và tác chiến thông tin đang pha trộn, do đó các lực lượng vũ trang cần có một dải những khả năng rộng lớn hơn so với trước đây. Nước Nga dường như đã trở thành nước đi tiên phong nhận thức rõ điều đó.

(Nguồn: Trung tâm Thông tin khoa học quân sự/Bộ Quốc phòng)


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội