Thứ sáu, 29/03/2024 - 22:56
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điều giản dị

Chúng tôi đến Tiểu đoàn Đặc công 31- đơn vị anh hùng thuộc Bộ Tham mưu Quân khu 4 vào một buổi sáng cuối Đông. Trời lất phất mưa và se se lạnh. Trên thao trường ngày áp Tết này mà các chiến sĩ mặc quần áo cỏ vẫn hăng say tập luyện. Tiếng chân chạy, tiếng hút gió của những cú đá, cú đấm võ thuật sôi động thao trường.

Đón chúng tôi trong nhà Ban chỉ huy tiểu đoàn, Đại úy Nguyễn Sĩ Hà, Chính trị viên tiểu đoàn nhỏ nhẹ:

- Tiểu đoàn có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, với 3 chuyên ngành đặc thù rất khác nhau. Gồm: Chống khủng bố; đặc công bộ và đặc công nước… Ấy là chưa nói đến công tác huấn luyện chiến sĩ mới và huấn luyện dự bị động viên hàng năm. Nói riêng về bộ phận đặc công nước. Để tiện cho môi trường học tập, rèn luyện, phải đóng quân ở sát ngoài bờ sông Lam cách sở chỉ huy tiểu đoàn tới hơn 2 cây số…

Nghe nói đến những chiến sĩ đặc công nước, chúng tôi háo hức lên xe đến với trung đội do Thượng úy Triệu Ngọc Anh chỉ huy. Khi chúng tôi đến, giữa cái rét cuối Đông, cái gió hun hút thổi qua dòng sông Lam, lạnh tê, lạnh tái mà các chiến sĩ vẫn cởi trần, tập bơi dai sức, kéo lượng nổ đánh tàu địch. Gặp Thượng úy QNCN Nguyễn Hoàng Minh, Chiến đấu viên, 6 năm liền (từ 2013 đến 2018) là chiến sĩ thi đua. Đó là một chiến sĩ da đen cháy như ngư dân vạn chài, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn. Vốn kiệm lời, chúng tôi gặng hỏi mãi, Minh mới cười lỏn lẻn:

Chiến sĩ Đặc công luyện tập vượt tường rào thép gai.
                                                                                Ảnh: C.T.V

- Trước khi vào huấn luyện chúng tôi tập bơi khởi động 4-5 km. Khi huấn luyện bơi, lặn đánh cầu, đánh tàu địch, chúng tôi dùng phao ống đặc chủng mang theo trang bị, chất nổ. Thường mỗi chiến đấu viên mang  theo mình 50-100kg thuốc nổ, có thể bơi, lặn trên sông, trên biển gần thì 20 cây số, có khi xa hơn đến 30 cây số. Mà dưới sông, dưới biển chẳng có ổ trâu, ổ gà như trên bộ, nhưng có biết bao nhiêu là vật cản. Nào đá ngầm, tàu thuyền đắm, mùa nước lũ có khi cả bụi tre gai, cả cây cổ thụ trôi ngầm trong nước. Đâm, va phải chúng là tai họa khôn lường. Chúng tôi khoái nhất là khoa mục huấn luyện đổ bộ đánh chiếm đảo bằng xuồng cao tốc...Phải hết sức bứt tốc, nhanh nhẹn, quyết đoán, táo bạo. Nói chung là vất vả, nhưng đã làm người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mình, bảo vệ nhân dân mình thì phải chấp nhận vất vả, hy sinh, phải không ạ?!

Nghe Minh nói, lặng lẽ nhìn cặp mắt ngời sáng của Minh , tự dưng chúng tôi thấy niềm vui, hạnh phúc thật gần, một hạnh phúc bình dị, đơn sơ như tâm hồn người lính, như ý chí người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ vì nhân dân quên mình của người lính… Và tôi chợt nhớ, Thiếu tá QNCN Võ Văn Tuấn, công tác ở Xưởng 467, Cục Kỹ thuật vốn là chiến sĩ đặc công nước ở Tiểu đoàn Đặc công 31, mới đây thôi đã không chút do dự nhảy từ trên cầu Bến Thủy xuống dòng Lam Giang cứu sống người đuối nước…

Bộ đội Tiểu đoàn Đặc công 31 luyện tập võ thuật.
                                                                                    Ảnh: NGHI LÂM

Trở lại tiểu đoàn, chúng tôi cùng Thiếu tá Lê Như Hiệu, Phó tiểu đoàn trưởng và Đại úy Nguyễn Quốc Phòng, Chính trị viên phó tiểu đoàn đến với đội chống khủng bố. Anh em đang tập khoa mục thả dây nhà cao tầng... Đón chúng tôi là Thiếu tá Hoàng Đức Trung, đội trưởng nói với chúng tôi:

-  Làm chiến sĩ đặc công, mỗi ngành đều có những đặc thù khác nhau. “Anh” chống khủng bố thì thương “anh” đặc công nước, bơi lặn giữa sông nước, biển khơi nguy hiểm ập đến bất kỳ lúc nào. “Anh” đặc công nước lại lo anh chống khủng bố nhảy dù, leo trèo… đối mặt với hiểm nguy thường trực… Thế nên đòi hỏi người lính phải đặc biệt tinh nhuệ. Các anh thấy đấy, chẳng hạn như chuyên ngành chống khủng bố của chúng tôi, chưa nói chuyện nhảy dù, chỉ nói khoa mục thả dây trên nhà cao tầng xuống để đột nhập nơi bọn khủng bố cố thủ. Đang treo lơ lửng giữa không trung, phải chọn đúng lúc, tung chân đạp vỡ cửa kính, tung lựu đạn khói, chĩa tiểu liên Micro uzi vào, bắn bằng một tay… đều phải hành động hết sức chính xác, chỉ cần một sơ suất, một sai sót nhỏ là không thể rút kinh nghiệm cho mình nữa. Vì thế, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều phải nỗ lực rèn luyện, phải nói cho đúng là nỗ lực khổ luyện, tự nâng mình lên mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được.

Chiến đấu viên Tiểu đoàn Đặc công 31 luyện tập chống khủng bố.
                                                                                                              Ảnh: C.T.V

Rời đội đặc nhiệm chống khủng bố, chúng tôi về thao trường đặc công bộ. Trời về chiều, mưa bụi bay bay, ảo mờ như sương khói. Trên thao trường bên sườn núi Hồng Lĩnh, từng mũi đặc công vẫn miệt mài tập tiềm nhập, tập vượt vật cản. Trời rét căm căm mà mồ hôi ai cũng túa ra ướt đẫm cả lưng áo cỏ. Bóng họ thoắt ẩn, thoắt hiện trong các lùm cây, dưới làn mưa. Bầu trời cuối Đông giống như một cái vung xám xịt úp chụp xuống. Thao trường nằm trên lưng chừng núi, nơi mà có nhà văn về đây từng gọi nơi này là nơi đón giông bão đầu tiên và cũng là nơi đón mặt trời sớm nhất, bây giờ thả sức cho gió bấc lùa. Tôi khép lại vạt áo mưa mà Thiếu tá Đặng Trọng Phú, Tiểu đoàn trưởng vừa trao, cho đỡ lạnh. Đi bên tôi, Phú nói như tâm sự:

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong các cuộc chiến đấu giúp bạn Lào và Campuchia, tiểu đoàn chúng tôi đã đánh dư trăm trận, tiêu diệt và bắt sống hơn 5.000 tên địch. Nhiều trận chúng tôi bắt sống được cả máy bay L19, xe tăng M41, xe thiết giáp M113 và trực thăng HU1A… Là người lính đặc biệt tinh nhuệ, chúng tôi hiểu, cho dù công nghệ chiến tranh phát triển đến đâu, trong tác chiến, yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu. Người Việt Nam ta nói chung và quân đội ta khi sơn hà nguy biến, không những dám đánh giặc mà còn biết cách đánh thắng giặc. Đối với binh chủng đặc công, Bác Hồ kính yêu đã tặng 16 chữ vàng: “ Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí, táo bạo - Đánh hiểm, thắng lớn”. Đó là kim chỉ nam, là quyết tâm hành động của chúng tôi đấy. Càng luồn sâu trong lòng địch, người chiến sĩ đặc công càng biết mưu trí, táo bạo tìm ra cách đánh để diệt địch, để chiến thắng. Truyền thống binh chủng, truyền thống tiểu đoàn từng như thế. Trong tương lai dù kẻ địch có xảo quyệt, ranh ma đến đâu, vũ khí, kỹ thuật của chúng có hiện đại, tối tân đến đâu, bộ đội đặc công vẫn quyết đánh, biết tìm ra cách đánh và nhất định đánh thắng!

Với tinh thần đó, riêng năm 2019, bằng việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, đơn vị chúng tôi đã đạt giải Nhất điều lệnh, tham gia Hội thao quân sự Bộ Tham mưu Quân khu đạt giải Nhất toàn đoàn. Tham gia Hội thi Liên đội trưởng, chính trị viên liên đội của Binh chủng đặc công đạt giải Nhì toàn đoàn khối Quân khu, Binh chủng. Năm 2019 đạt danh hiệu Đơn vị huấn luyện giỏi của Quân khu, Binh chủng …

Bộ đội Tiểu đoàn Đặc công 31 chữa cháy rừng Hồng Lĩnh tháng 7 năm 2019.
                                                       Ảnh: ĐỨC TRƯỜNG

Thấy anh kể chuyện vui quá, tôi lựa lời: Sắp Tết rồi! Nghe nói, tiểu đoàn các anh là đơn vị “chuyên môn trực các ngày lễ, Tết”. Tết năm nay có gì ngoại lệ không?

- Vẫn không có gì ngoại lệ anh ạ. Những ngày Tết, đội chống khủng bố, đặc công bộ, đặc công nước đảm bảo 90% - 100% quân số trực. Thường thì cán bộ chiến sĩ chúng tôi “được ăn Tết” sớm trước 3-5 ngày hoặc “phải ăn Tết” muộn một tuần sau Tết. Việc “ăn” Tết sớm, hay muộn đã thành tiềm thức, thành sự cảm thông của bố mẹ, vợ con rồi. Biết thế, nên Tết đến, chẳng ai hỏi “năm nay con có được về Tết không? ” nữa...

Đặng Trọng Phú cất tiếng cười giòn tan. Thế đấy, lặng lẽ, khiêm nhường, nhưng kiên gan vượt qua mọi khó khăn, vượt qua sự gian khổ, hy sinh ngay cả trong tình yêu của người lính đặc công để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình. Điều giản dị của người lính là thế đó…

 Chúng tôi rời tiểu đoàn. Trời đã tạnh mưa. Sương chiều bay bảng lảng. Hai bên đường lối ra của doanh trại, hàng tùng được cắt tỉa trông như hàng tiêu binh đang nghiêm trang đứng chào. Bồng bềnh trong sương, trên thao trường những bóng áo cỏ vẫn lặng lẽ, cần mẫn luyện tập. Tôi bước đi mà nghe dưới chân, những mầm non đang cựa mình. Đất trời đang vào Xuân. Những người lính đặc công đang lặng thầm trong gian khó, hy sinh để canh giữ bình yên cho mùa Xuân, cho Tổ quốc!

NGUYỄN XUÂN DIỆU


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội