Thứ sáu, 29/03/2024 - 04:06
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu

Chúng tôi có dịp về thăm Bảo tàng “Chiến sĩ cách mạng bị bắt và tù đày” của ông Lâm Văn Bảng, ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Trong số hàng trăm hiện vật, tôi rất ấn tượng với lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ do đồng chí Nguyễn Thế Nghĩa cùng các chiến sĩ dùng máu của mình vẽ trong trại giam Phú Quốc năm 1970.

Theo lời giới thiệu của ông Lâm Văn Bảng, tôi tìm gặp cựu chiến binh Nguyễn Thế Nghĩa, ở phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, người đã hiến tặng lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu cho bảo tàng. Bác Nghĩa kể cho tôi nghe về câu chuyện lá cờ và ảnh Bác. Chuyện là, để chuẩn bị kết nạp đảng viên mới cho đoàn viên ưu tú Lê Đức Thiện, trước buổi sinh hoạt 3 ngày, đồng chí Tô Diệu (bí danh già Dung), Bí thư Đảng ủy trại giam B2 (nhà tù Phú Quốc) trao đổi với bác Nghĩa lúc đó là Bí thư chi bộ về hình thức, phương pháp buổi lễ kết nạp. Sau khi thống nhất nội dung, đồng chí Tô Diệu chỉ thị cho chi bộ của bác Nghĩa nên có lá cờ Đảng để bảo đảm tính trang nghiêm, long trọng.

Cựu chiến binh ở Bảo tàng “Chiến sĩ cách mạng bị bắt và tù đày” thuyết minh cho các cháu học sinh về kỷ vật lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ 
vẽ bằng máu.

Nhận nhiệm vụ về, chi bộ của bác Nghĩa đã giao cho 1 chiến sĩ đi tìm vải đỏ để vẽ cờ nhưng không may bị phát hiện. Cai ngục sau khi đánh đập dã man  đã đưa chiến sĩ của mình đi thủ tiêu. Ngày sinh hoạt cận kề nhưng chưa tìm phương án để có lá cờ vì lúc này bọn cai ngục kiểm soát gắt gao. Lúc đó, có đồng chí nói, “Sao chúng ta lấy máu để làm cờ?”. Nghe xong, bác Nghĩa liền đi đến cạnh tấm tôn ở cửa nhà tù, cứa mạnh cổ tay vào đó, máu chảy ra, bác vội chạy nhanh về phía bọn quân cảnh để mong cho chúng nó băng bó vết thương và ý định đó thành công. Trở về phòng giam cởi băng gạc ra nhưng máu thấm loang lỗ, nhiều chiến sĩ nhìn thấy không ai bảo ai đã cắn vào tay của mình cho máu chảy ra nhuộm đỏ cả cuộn băng trong lòng bàn tay. Sau đó, bác Nghĩa dùng bột thuốc chống phù nề của người nhà tù nhân gửi vào vẽ hình búa liềm.
Có lá cờ, nhưng vẫn chảy máu, bác Nghĩa đã dùng mẩu giấy trắng cùng cọng cỏ khô do đoàn viên Nguyễn Trọng Dư đưa cho cắn dập ra rồi chấm vào máu để vẽ chân dung Bác. Vốn có năng khiếu hội họa chỉ trong một thời gian ngắn chân dung Bác Hồ được vẽ xong. Nhiều đồng chí xúc động thốt lên “Bác của chúng ta đây rồi”, có đồng chí đã khóc khi lần đầu tiên nhìn thấy chân dung Bác. Sau đó, bác Nghĩa đem lá cờ Đảng, ảnh Bác đã được nhuộm bằng máu của mình cùng đồng đội lên cho đồng chí Tô Diệu. Nhìn lá cờ Đảng và chân dung Bác trong lao tù, đồng chí Tô Diệu thốt lên: “Chúng con hạnh phúc quá Bác ơi” và giao bác Nghĩa phải giữ gìn cẩn thận, nhất định không được để cai ngục biết chúng sẽ thủ tiêu ngay.

Đến ngày sinh hoạt chi bộ, lá cờ Đảng, hình ảnh Bác treo ở địa điểm chuẩn bị sinh hoạt. Buổi lễ kết nạp đảng viên mới được diễn ra trang nghiêm dưới lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ. Sau buổi lễ kết nạp Đảng lá cờ Đảng, ảnh Bác được chi bộ giao cho đồng chí Nguyễn Trọng Dư cất giữ và dùng khi tổ chức sinh hoạt đảng, các buổi họp bí mật, lễ kết nạp đảng viên của các chi bộ trong nhà tù. 

Năm 1973, được trả tự do cựu chiến binh Nguyễn Thế Nghĩa đã lặn lội khắp nơi, gặp gỡ nhiều đồng đội để tìm thông tin về chiến sĩ Lê Đức Thiện để trao lại 2 kỷ vật trên nhưng mọi thông tin đều không có. Mỗi dịp ngày lễ, truyền thống Quân đội, bác vẫn thường ngồi một mình trên căn gác nhỏ mang lá cờ Đảng cùng hình ảnh Bác Hồ kính yêu được nhuốm đầy máu ra chiêm ngưỡng hàng giờ đồng hồ rồi lại gói gọn, cất cẩn thận như một báu vật. 

Năm 2008, khi biết tin ông Lâm Văn Bảng mở Bảo tàng “Chiến sĩ cách mạng bị bắt và tù đày”, bác Nghĩa đã hiến tặng 2 kỷ vật trên mong muốn mọi người hiểu hơn về tinh thần trung kiên, đấu tranh bất khuất của những người cộng sản trong nhà tù Phú Quốc.

 Bài, ảnh: Võ Duy Đông


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội