Thứ năm, 28/03/2024 - 15:48
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tạo chuyển biến từ xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không” - Bài 4: Giải pháp “gỡ khó” để có nhiều chi bộ tốt

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của chi bộ là việc làm thường xuyên liên tục, không có điểm dừng. Xóa được chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ (HTNV), HTNV đã khó, giữ chi bộ hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một cách liên tục, vững chắc còn khó hơn gấp bội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 184, góp phần không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ trong Đảng bộ Quân khu, Đảng bộ Quân sự các cấp trong Quân khu, cấp ủy các cấp cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp với sự vào cuộc tích cực của mọi cấp mọi ngành, mọi cán bộ đảng viên, chiến sĩ. Tổng hợp ý kiến đề xuất của một số bí thư, cấp ủy và quá trình nghiên cứu, khảo sát công phu về hoạt động của nhiều loại hình chi bộ, chúng tôi thấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chỉ thị 184, vì vậy phải có những giải pháp cụ thể để “gỡ khó” hiệu quả, xây dựng nhiều chi bộ “3 tốt, 3 không”.
 

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - yếu tố quan trọng hàng đầu
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là vấn đề luôn được đề cập thường xuyên, thường trực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ. Tuy vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt như thế nào và bằng cách nào, thì ở một số cấp ủy, chi bộ còn loay hoay đi tìm lời giải mặc dù đã có nhiều chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, Tổng cục Chính trị... Tìm hiểu thực tế quá trình thực hiện Chỉ thị 184, chúng tôi thấy, vẫn có những cuộc sinh hoạt nội dung dàn trải, không trọng tâm, trọng điểm; hình thức đơn điệu, ít được đổi mới...

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, các cấp ủy, chi bộ cần vận dụng sát thực tế nhiệm vụ, tình hình của cơ quan, đơn vị mình, nhưng công tác tổ chức, nhất thiết phải theo đúng quy trình, các bước sinh hoạt. Trong công tác chuẩn bị, quan trọng nhất là chuẩn bị nội dung sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị chu đáo, thiết thực, sát thực tế bao nhiêu thì hiệu quả cuộc họp càng đạt kết quả cao bấy nhiêu. Muốn vậy, bí thư, cấp ủy phải lựa chọn đúng nội dung sinh hoạt. Căn cứ để lựa chọn nội dung sinh hoạt tập trung vào: Chức năng, nhiệm vụ của loại hình chi bộ; nhiệm vụ chính trị trung tâm, hoạt động quan trọng của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới; những vấn đề tác động, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên về nội dung sinh hoạt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, các đợt sinh hoạt chính trị, thông tin, thông báo thời sự...

Một dự thảo nghị quyết có chất lượng phải đánh giá đúng đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chi phối đến công tác lãnh đạo (cả phần đánh giá cũng như phần phương hướng); ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan gắn với chức trách, nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, phải xác định được chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp trong lãnh đạo. Các mục tiêu, chỉ tiêu cần cụ thể, sát thực, tập trung vào nhiệm vụ trung tâm, việc mới việc khó, khắc phục khâu yếu mặt yếu.

Các đảng viên Đảng bộ Quân sự huyện Mường Lát (Thanh Hóa) nghiên cứu tài liệu.
                                                                                                                    Ảnh: HUY CƯỜNG

Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ là trách nhiệm chung của tất cả đảng viên, song trách nhiệm trước hết là của chi ủy mà trực tiếp là Bí thư chi bộ. Một yêu cầu bắt buộc trong quá trình chuẩn bị, đồng Bí thư phải hội ý cấp ủy (hoặc trao đổi với đồng chí Phó bí thư đối với chi bộ không có cấp ủy). Qua khảo sát một số cấp ủy, chi bộ chưa thực hiện tốt nội dung này nên không phát huy được trí tuệ tập thể… Cùng với việc chuẩn bị nội dung cần xác định thời gian sinh hoạt ( số giờ, buổi, ngày) thời gian cần xác định phù hợp không quá ngắn hoặc quá dài. Thông báo nội dung (gửi trước văn bản Dự thảo nghị quyết của cấp ủy), thời gian sinh hoạt chi bộ cho đảng viên bố trí sắp xếp công việc, chuẩn bị ý kiến phát biểu và tham gia sinh hoạt chi bộ đầy đủ.

Quá trình tổ chức sinh hoạt chi bộ phải bảo đảm: Phát huy được trí tuệ tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thể hiện tốt tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Muốn vậy, chủ tọa điều hành hội nghị phải có năng lực công tác Đảng, công tác chính trị, kiên trì, bình tĩnh, lắng nghe hết ý kiến của đảng viên kể cả ý kiến trái chiều, tránh nóng vội, gây không khí căng thẳng không cần thiết. Chủ tọa phải luôn nắm vững diễn biến hội nghị chi bộ, có trình độ tổng hợp ý kiến thảo luận, kết luận ngắn gọn, cô đọng, chính xác nội dung thảo luận. Thư ký hội nghị phải ghi chép đầy đủ, chính xác diễn biến hội nghị và kết luận của chủ tọa Những vấn đề thuộc về chủ trương, biện pháp cần ghi rõ từng nội dung để đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh tình trạng kết luận và ghi biên bản một cách chung chung.

Tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết chi bộ là bước quyết định trong hoạt động lãnh đạo của chi bộ, thể hiện cụ thể vai trò và hiệu quả lãnh đạo của chi bộ là cơ sở thực tiễn để rút kinh nghiệm cho kỳ họp tiếp theo. Vì vậy, với vai trò chủ trì, Bí thư chi bộ phải tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên, đảng viên, cùng với đó, quá trình thực hiện nghị quyết phải bằng những hình thức thích hợp để kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc đảng viên thực hiện hiệu quả.

Một điều dễ nhận thấy, ở các hội nghị lớn, mang tính chất quan trọng thường có nội dung rút kinh nghiệm, nhưng hầu như hội nghị sinh hoạt chi bộ thì rất ít, thậm chí không tiến hành. Vì vậy, sau mỗi buổi sinh hoạt, Bí thư chi bộ cần đưa nội dung rút kinh nghiệm thành một bước trong quy trình sinh hoạt chi bộ. Nội dung rút kinh nghiệm tập trung đánh giá việc thực hiện các tiêu chí theo Hướng dẫn số 12-  HD/BTCTW ngày 06/7/2018 về “Một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của Ban Tổ chức Trung ương. Qua đó, Bí thư chi bộ yêu cầu những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục… nhằm tổ chức tốt hơn, chất lượng hơn các buổi sinh hoạt tiếp theo.

Điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là năng lực, trình độ của đồng chí bí thư, cấp ủy, vì thế cần được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ “tay nghề” một cách thường xuyên, nhất là đối với các đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy. Vấn đề này lại càng quan trọng, đòi hỏi các cấp ủy phải có kế hoạch hết sức cụ thể, dài hơi khi sau Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ có nhiều đồng chí bí thư, nhiều đồng chí tham gia cấp ủy lần đầu. Cùng với đó, để khắc phục tình trạng hoạt động phân tán, việc tổ chức sinh hoạt có lúc còn gián đoạn, đảng viên tham gia không đầy đủ ở một số chi bộ đặc thù, như cấp ủy, chi bộ công ty, xí nghiệp thuộc Tổng công ty Hợp tác kinh tế; cấp ủy, chi bộ các Đội quy tập hài cốt liệt sỹ của Quân khu… thì Bí thư, cấp ủy ở đó cần phải xây dựng, bồi dưỡng những đảng viên “cốt cán” làm tổ trưởng tổ Đảng (lựa chọn trong số các đồng chí đảm nhiệm các nhiệm vụ có điều kiện đi công tác, gặp gỡ trực tiếp bí thư, cấp ủy), có thể thay mặt Bí thư, cấp ủy tổ chức sinh hoạt tổ Đảng hoặc truyền đạt, quán triệt nghị quyết đến toàn thể đảng viên không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi bộ.

“Giám sát” để hạn chế vi phạm kỷ luật, pháp luật
 “Giám sát” mà chúng tôi đề cập ở đây là giám sát rộng rãi, thường xuyên (bên cạnh giám sát theo chuyên đề, kế hoạch). Hình thức giám sát là phân công đảng viên “giám sát” chéo, theo cách, Bí thư, cấp ủy “giám sát” đảng viên tiến bộ, chuyển biến chưa toàn diện; đảng viên “giám sát” đối với bí thư, cấp ủy; đảng viên “giám sát” đảng viên; quần chúng “giám sát” đảng viên; cán bộ, đảng viên, nhân dân nơi cư trú, nơi địa bàn công tác “giám sát” đảng viên. Quá trình “giám sát” phải luôn gắn trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên với sự tiến bộ của đồng chí, đồng đội và sự ổn định, phát triển của chi bộ. Mục đích “giám sát” là giúp nhau tiến bộ và kịp thời phát hiện các biểu hiện dẫn tới vi phạm kỷ luật, pháp luật để ngăn chặn, xử lý hiệu quả. Trong thực hiện Chỉ thị 184, vấn đề nhức nhối nhất làm cho chi bộ không HTNV là còn để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, pháp luật. Và càng đau lòng hơn khi có những vụ việc kéo dài nhưng đồng chí đồng đội công tác, sinh hoạt cùng nhau vẫn không hề hay biết hoặc biết nhưng không được gắn trách nhiệm nên chẳng muốn nói ra, dẫn tới xảy ra bất ngờ với hậu quả nghiêm trọng. 

Để việc “giám sát” chéo vận hành hiệu quả, Bí thư, cấp ủy phải thường xuyên nắm tình hình từ phản ánh của “giám sát viên”. Đối với “giám sát viên” là cấp ủy, chính quyền, nhân dân… nhất thiết phải thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết nhằm nắm các thông tin về đảng viên của chi bộ mình khi hoạt động ngoài cơ quan, đơn vị. Những đảng viên có các dấu hiệu (nhất là về tư tưởng dao động; thay đổi bất thường trong sinh hoạt, cuộc sống; có các mối quan hệ phức tạp; chất lượng thực hiện nhiệm vụ giảm sút…), Bí thư, cấp ủy cùng đồng chí “giám sát viên” phải vào cuộc tìm hiểu qua gia đình, địa phương, các cơ quan chức năng liên quan, theo phương châm: Nhanh, gọn, kỹ càng, thấu đáo, báo cáo, xử lý kịp thời. Trong đó, việc báo cáo vụ việc, phương án xử lý của chi bộ và thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên là hết sức quan trọng. Vì nếu xử lý nội bộ, dễ rơi vào “căn bệnh” thành tích bao che, dấu diếm khuyết điểm, như vậy, tác hại sẽ khôn lường, nhất là đối với các biểu hiện có thể dẫn tới vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng.

Nhân điển hình, tạo động lực, tích cực thi đua xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không”
Quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và công tác phát triển đảng có vị trí đặc biệt quan trọng. Hiện nay, công tác phát triển đảng đang thực hiện theo chỉ tiêu nhất định. Theo ý kiến của nhiều cán bộ, đảng viên: Việc đặt ra chỉ tiêu, sẽ khó tránh khỏi tình trạng một số chi bộ chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng chất lượng. Thực tế, đối với chi bộ trong Quân đội, số lượng kết nạp đảng viên mới luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng số đảng viên vì nhiều lý do không tham gia sinh hoạt (thậm chí không nộp hồ sơ đảng) cho cấp ủy địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự vẫn khá phổ biến. Vấn đề này đặt ra yêu cầu bức thiết là ngoài các tiêu chuẩn theo quy định, phải xuất phát từ nguyện vọng thực sự của quần chúng. Quần chúng tâm huyết vào đảng, thì mới xây dựng được “hạt giống đỏ” cho địa phương. Đồng thời những “hạt giống đỏ” là nguồn cung cấp thông tin quý giá giúp các cơ quan, đơn vị tuyển chọn thanh niên nhập ngũ; là địa chỉ tin cậy trong phối hợp giúp cấp ủy, chi bộ trong Quân đội quản lý tình hình, các mối quan hệ xã hội của đảng viên ở nơi cư trú, trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ.

Với sự phát động rộng rãi, việc thực hiện Chỉ thị 184 đã trở thành phong trào thi đua xây dựng Đảng sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu. Thời gian tới, để phong trào càng có sức cuốn hút mạnh mẽ, các cấp ủy, chi bộ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn nội dung Chỉ thị 184 với nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đặc biệt, cần xây dựng được nhiều bí thư, cấp ủy viên, đảng viên, chi bộ điển hình tiêu biểu, thực sự nêu gương sáng trong đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII), Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở; các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong và ngoài Quân đội để nhân rộng, tạo động lực thúc đẩy mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ hăng hái, tích cực xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không” một cách liên tục, bền vững. 

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ là yêu cầu cấp thiết, thường xuyên, đòi hỏi Bí thư, cấp ủy, đội ngũ đảng viên phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, đề ra các giải pháp phù hợp vừa mang tính đi tắt, đón đầu tình hình thực tiễn, vừa mang hiệu quả ngăn chặn, đẩy lùi không để lặp lại hạn chế, khuyết điểm. Những chi bộ hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trên cơ sở phát huy các biện pháp hữu hiệu, cần xác định nhiều biện pháp mang tính chất như “bức tường lửa” để giữ vững thành tích. Những chi bộ HTNV, không HTNV, tập trung xóa yếu dứt điểm, xác định lộ trình phấn đấu “đua, đuổi, vượt” thành tích chi bộ tiêu biểu, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân khu 4 và Đảng bộ Quân sự các cấp trong Quân khu thực sự vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và đạo đức, lãnh đạo LLVT Quân khu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

                   Nhóm phóng viên
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội