Thứ năm, 28/03/2024 - 16:52
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Niềm vui người Mã Liềng nơi thượng nguồn sông Gianh

Kỳ 1: Ký ức của người Mã Liềng

Nơi thượng nguồn sông Gianh, tộc người Mã Liềng có hơn 100 hộ với gần 600 nhân khẩu sống tập trung chủ yếu tại các bản Kè, Cáo, Chuối và bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Thanh Hóa của huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Những năm 90 của thế kỷ XX, người Mã Liềng sống trong các hang đá hay những nhà sàn lợp lá cọ cheo leo trên dãy núi Giăng Màn.

Cuộc sống trong rừng sâu, hang đá

Tiếng chim hót ríu rít trên dãy Giăng Màn vọng xuống. Nhìn ra cánh đồng lúa, chúng tôi được nghe ông Cao Dụng, già làng ở bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa kể về một thời sống trong rừng sâu, núi thẳm, với những hốc đá ẩm ướt, ban đêm tiếng thú dữ gầm rú, hơi lạnh, sương núi, bệnh tật, đau ốm triền miên... Chỉ tay về phía ngọn núi cao trước mặt, ông nói: "Hãy vượt qua ngọn núi này, đến ngọn núi kia, qua ngọn núi nữa… là đến". Phía đó là giáp biên giới Việt - Lào, nơi sinh sống, lưu giữ những dấu vết và ký ức của người Mã Liềng, tổ tiên ông. "Ngày xưa mình sinh ra và sinh sống ở đó". "Ngày xưa" mà ông Cao Dụng nói chỉ cách nay có sáu, bảy chục năm và trong ký ức những người Mã Liềng thế hệ của ông vẫn còn in đậm những ngày tháng “sáng ra khỏi hang, tối lại vào hang”,  sống bằng củ nu, củ ráy của rừng. Sống du canh, du cư dọc theo dãy Giăng Màn của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, người Mã Liềng chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm để sinh tồn. Đói rét, bệnh tật và những cuộc hôn nhân cận huyết, có thời điểm, tộc người Mã Liềng đã đứng bên bờ vực tuyệt chủng...

“Cuộc sống khi đó không có ngày tháng gì cả, chỉ biết trời sáng thì thức giấc,  mặt trời tắt ánh sáng lại vào hang. Sau này ra khỏi hang, định cư ở bản mới, được Đảng dạy cho con chữ, mới đoán tuổi của mình” - ông Phạm Thành, người bản Cáo, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa nhớ lại.

Người dân Mã Liềng ở bản Kè sinh hoạt tại Nhà văn hóa cộng đồng.

Dù xã hội đã văn minh, song ngày đó, ở nơi thâm sơn, cùng cốc, người Mã Liềng sống biệt lập với bên ngoài, sinh hoạt như người nguyên thủy. Họ lấy lửa ở những đám cháy rừng, hay dùng hòn đá đánh  mạnh vào thanh sắt để tạo lửa; bếp lửa luôn đỏ lửa để sưởi ấm ban ngày, xua đuổi muỗi và thú dữ ban đêm.  Một số loại cây được người Rục đốt cháy thành tro, đổ tro vào nước khuấy đều rồi dùng những thứ lắng xuống dưới làm muối. Ngoài săn thú, họ còn chế lưỡi câu, dùng dây rừng bện thành sợi để câu cá. Nồi nấu ăn của người Mã Liềng được chế từ cây gỗ khoét rỗng ruột nên "chỉ nấu vừa sôi rồi bắc xuống chứ không sẽ cháy nồi”. Những lúc không còn thú hay củ mài để ăn, người Mã Liềng tìm cây chà lị (giống quả mít) rồi luộc lên "cầm hơi" qua ngày. Việc trồng trọt, chăn nuôi đối với người Mã Liềng khi đó là một khái niệm mơ hồ, xa xăm. Rồi còn bao nhiêu tập tục, nếp sinh hoạt hoang dã khi ở trong hang núi, với người Mã Liềng đó là những ký ức một thời…

Gian nan quá trình vận động

Năm 1993, khi Nhà nước triển khai thực hiện Chương trình định canh định cư, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đoàn thể kiên trì vận động người Mã Liềng rời núi ra định cư ở các thôn bản. Thế nhưng, lối sống hoang dã đã ăn sâu vào tiềm thức đồng bào, việc vận động được họ làm quen với cuộc sống mới không hề đơn giản.

Người dân Mã Liềng ở bản Chuối thu hoạch lúa.

Ông Cao Xuân Quyến, nguyên cán bộ xã Lâm Hóa là một trong những người đầu tiên vào rừng vận động bà con ra định cư nơi ở mới, cho biết để có được các bản làng đông vui, yên ấm ngay sát đường Hồ Chí Minh bên cạnh thượng nguồn sông Gianh như ngày nay là cả quá trình vận động gian khổ. Vận động được người Mã Liềng ra khỏi rừng đã khó, giữ chân họ hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc khác còn khó hơn nhiều. Ngày đó, cán bộ các cấp đã phải băng đèo, lội suối vào rừng sâu vận động từng hộ ra sống dưới chân núi, gần các khu trung tâm hơn. Khi đó chương trình "định canh, định cư" đã làm gần 90 ngôi nhà cho người Mã Liềng sinh sống. Cán bộ cũng hết lòng tận tụỵ, cắm bản với đồng bào cùng ăn, cùng ở, cùng làm, hướng dẫn họ làm lúa nước. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng lúc đó còn nhiều thiếu thốn, những người cắm bản lại chưa hiểu hết ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Mã Liềng. Vậy là nhiều hộ lại vào rừng sâu sinh sống như trước, có thời điểm cả bản chỉ còn vài hộ ở lại.

Cán bộ xã Lâm Hóa hướng dẫn người dân Mã Liềng ở bản Kè sử dụng chảo bắt sóng ti vi.

Không nản lòng, cán bộ xã lại kiên trì làm lại từ đầu, trèo đèo, lội suối vào rừng sâu vận động từng hộ quay lại nơi định cư mới. Rút kinh nghiệm những lần trước, những người cắm bản đã tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của đồng bào, quan tâm đến đời sống của bà con, hỗ trợ bà con từ dụng cụ sinh hoạt như chăn màn, xoong, nồi, dao, rựa, đến công cụ, phân, giống để sản xuất. Để bà con người Mã Liềng gắn bó với nơi định cư mới, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã đều vào cuộc chăm lo cho cuộc sống người dân. Từ việc ổn định nơi ăn ở mới, đầu từ các chương trình dự án về nhà ở, dạy chữ, đến cấp cây, con giống, “cầm tay chỉ việc” trong chăn nuôi, trồng trọt theo phương châm “cấp cần câu” để tự chủ lo cái ăn, cái mặc; rồi đầu tư cơ sở hạ tầng… Cứ như vậy, “mưa dầm thấm lâu” trong tuyên truyền, vận động người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đoàn thể, gần 25 năm qua, người dân Mã Liềng nơi thượng nguồn sông Gianh đã ổn định cuộc sống mới, hòa nhập và dần rút ngắn với cuộc sống đương đại.

ĐỨC CƯƠNG

(còn tiếp)

Kỳ 2: Đổi thay cuộc sống người Mã Liềng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội