Thứ sáu, 29/03/2024 - 07:02
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản
Kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021))

Tháng Tư khởi nguồn ký ức

Khi những rặng xoan cuối mùa chỉ còn vương lại ít chùm hoa tim tím, lúa ngoài đồng đã phơi phới thì con gái và cái nắng đã hơi nồng gắt thì mỗi người đều nhận rõ tháng Tư đang về.

Tháng Tư khởi nguồn mùa hạ, khởi nguồn ký ức. Một tháng Tư đất trời bồi hồi và lòng người Việt Nam nhớ những năm tháng hào hùng của dân tộc.

Dẫu đã 46 năm đi qua nhưng dư âm của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn vang vọng đến hôm nay. Một cuộc trường chinh dài hơn 20 năm với bao khắc khoải lo âu, hy vọng đợi chờ, quyết tâm chiến thắng và sẵn sàng hy sinh. Cả dân tộc chung một ý chí, toàn dân một ước nguyện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:

Những buổi vui sao cả nước lên đường

Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục

Xóm dưới làng trên, con trai con gái

Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau

Súng nhỏ súng to chiến trường chật chội

Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu…

(Đường ra mặt trận - Chính Hữu)

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường, vui mừng, nồng nhiệt chào đón Quân giải phóng tiến vào thành phố.

Những năm tháng ấy, biết bao chàng trai, cô gái đã vẫy tay chào tạm biệt quê hương, tạm biệt người thân để ra đi, bổ sung quân cho các chiến trường mong sớm có ngày toàn thắng, ca khúc khải hoàn.

Từ tháng 3/1975, Chiến dịch Tây Nguyên được mở màn bằng chiến thắng Buôn Ma Thuột 10/3/1975 giáng cho kẻ địch một đòn bất ngờ; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng cuối tháng 3/1975 tạo đà cho thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc cuộc trường chinh “hai mươi năm, mưa nắng đêm ngày, hành quân không nghỉ”. Chiến dịch Hồ Chí Minh được bắt đầu từ 26/4 đến 30/4 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.

46 năm đã trôi qua nhưng trong ký ức của bao nhiêu người Việt Nam, đặc biệt là những cựu chiến binh tham gia các chiến dịch lịch sử năm 1975, không khí tháng Tư năm ấy vẫn còn náo nức, rộn ràng và đầy hào sảng. Tin chiến thắng dội về các làng quê làm nức lòng các tầng lớp Nhân dân, từ cụ già đến em nhỏ. Chiếc ra-đi-ô và loa phát thanh của làng trở thành tâm điểm tập trung chú ý của bao nhiêu người. Các bà, các chị làm đồng, các tiểu thương ở chợ cũng xôn xao chuyện giải phóng miền Nam.

Đến những đứa trẻ ngày ấy cũng hóng theo người lớn nghe chuyện quân ta đánh trận này, trận nọ rồi truyền miệng nhau ngày thắng lợi sắp đến gần. Những tờ báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân vẽ những đường mũi tên đỏ chỉ hướng quân ta tiến công dán trên tường nhà bác hàng xóm có sức hấp dẫn và cuốn hút lạ kỳ.

Sau này gặp gỡ nhiều cựu chiến binh và đọc nhiều bài báo, tôi biết với họ, đó là những thời khắc “một ngày bằng hai mươi năm”, hồi hộp vào trận đánh sinh tử, quyết định vận mệnh của dân tộc. Hồi ấy cả lớp học sinh chuyên Văn của Trường Cấp 2 Năng khiếu Nghệ Tĩnh chúng tôi ai cũng thuộc lòng bài thơ “Nhật ký” của Hoàng Nhuận Cầm mà thầy giáo ra đầu đề cảm thụ văn học:

Sáng: Bình minh ấy là bình minh kỷ niệm

Chiều: Hoàng hôn như lạ lại như quen

Tối: Tắc kè ném lưỡi vào đêm

Có ngủ được đâu

Nằm nghe lá thở

Nằm nghe súng nổ

Đánh giặc lần đầu ai chả thế

Thôi sáng rồi, vẫn tiếng gà xóm mẹ

Cuốn võng vào theo tiếng súng mà đi

Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân… đều là những nhà thơ - chiến sĩ. Đang ở giảng đường đại học, theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ đã gác bút nghiên lên đường ra trận. Cũng như cả thế hệ thanh niên ngày ấy, với họ, “đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”.

Tâm thế ra trận, tâm thế được chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là tâm thế chung của dân tộc. Chờ mong ngày toàn thắng là tâm trạng chung của toàn dân. Hàng triệu bà mẹ phấp phỏng sắp được đón những người con yêu dấu trở về. Cả dân tộc cùng đập chung nhịp đập mong chờ.

Các Cựu chiến binh ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ôn lại những ký ức hào hùng một thời đánh trận.

Một gia đình ở thị xã Hà Tĩnh thời kỳ đó lấy tên người bố có tên Việt, đã đặt tên 7 đứa con của mình thành một câu: Việt, Nam, Hoàn, Toàn, Hòa, Bình, Hạnh, Phúc. Một xóm ở xã Phù Việt (nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) được đặt là xóm Thống Nhất. Những cái tên: Thắng Lợi, Toàn Thắng… được đặt cho rất nhiều hợp tác xã, nhiều thôn xóm trong cả tỉnh. Ước mơ của hàng triệu người đã thành hiện thực. Khi quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, tướng ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào trưa 30/4, cả dân tộc vỡ òa niềm hạnh phúc.

Nụ cười và nước mắt hòa vào nhau. Trên đường phố, đường làng, người ta ôm nhau nhảy lên sung sướng. Tháng Tư năm ấy đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, mở ra con đường đi lên xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Tháng Tư năm nay, đất nước ta vừa đi qua 3 “trận đánh” và cơ bản đã chiến thắng “giặc Covid-19”. Tâm thế “trường kỳ kháng chiến, không ngại gian khổ, hy sinh” là tâm thế của cả dân tộc, đặc biệt là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Những cụm từ “mỗi người dân là một pháo đài”, “chuyển từ thời bình sang thời chiến”, “bao vây, ngăn chặn”… được sử dụng rất thích hợp trong từng thời điểm, cho đến khi “dịch tan”.

Không tiếng súng nổ, không có những xe tăng, đại bác, súng ống… nhưng phương sách Việt Nam đối phó với “giặc dịch” là phương sách, tư duy của một dân tộc đã đi qua nhiều cuộc chiến, với quyết tâm không chịu thất bại. Không nhiều những cuộc chia ly, những cảnh chờ đợi ngày đoàn tụ như thời chiến nhưng những hy sinh thầm lặng của các lực lượng trên tuyến đầu như cán bộ, chiến sĩ Quân đội, y, bác sĩ cũng không khác những bộ đội ta, thanh niên xung phong, dân quân du kích… ngày ấy.

Họ không về nghỉ Tết, không được đoàn tụ gia đình, không được đón những hạnh phúc bình thường với gia đình. “Hậu phương” hết lòng động viên, cổ vũ “tiền tuyến”. Thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, chúng ta đã bước đầu thành công và luôn tư thế “sẵn sàng chiến đấu”.

Ai cũng cảm nhận rõ hồng ân mà lớp lớp tiền nhân đã chiến đấu, hy sinh để mang lại cho thế hệ hôm nay, chính vì vậy mà trong các lĩnh vực: Học tập, công tác, lao động sản xuất… ai cũng đều nỗ lực hết mình, sáng tạo không ngừng, bền bỉ dựng xây đất nước, mang lại niềm tin về sức sống trường tồn của dân tộc, làm cho tháng tư thêm đẹp, thêm tươi xanh hiền hòa.

Nguồn: BÁO HÀ TĨNH


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội