A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (1336 - 1407) là một nhà hào kiệt tỉnh Thanh Hóa, quê gốc của ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là con người có cá tính, có bản lĩnh, có tham vọng lớn lao; dám làm những việc mạo hiểm và xử lý khác thường trong mối quan hệ. Về Hồ Quý Ly có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phải công nhận ông là một nhà cải cách lớn. 

Hồ Quý Ly (1336 - 1407) là một nhà hào kiệt tỉnh Thanh Hóa, quê gốc của ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là con người có cá tính, có bản lĩnh, có tham vọng lớn lao; dám làm những việc mạo hiểm và xử lý khác thường trong mối quan hệ. Về Hồ Quý Ly có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phải công nhận ông là một nhà cải cách lớn. Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, Hồ Quý Ly ra sức chấn hưng Nhà nước quân chủ Trung ương.

 Vào nửa cuối của thế kỷ XIV, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta khá trầm trọng. Chính quyền Trung ương suy yếu và bất lực đến mức hầu như không điều hành được bộ máy quan lại và các địa phương. Đất nước ở trong tình trạng rối loạn. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nguy cơ ngoại xâm từ Chiêm Thành ở phía Nam và phía Bắc nhà Minh đang ráo riết chuẩn bị quân sang xâm lược nước ta.

Yêu cầu lịch sử lúc này là cứu nước, cứu dân, chứ không phải là duy trì hay khôi phục những dòng họ đã có công với nước. Nếu cứu nước phải chống giặc ngoại xâm, thì cứu dân phải giải quyết khủng hoảng xã hội mà Hồ Quý Ly đã thử nghiệm trước dân. Họ Trần đã giao cho Hồ Quý Ly các chức tước, tột đỉnh quyền uy thời cuối Trần. Bởi vậy, thời điểm lịch sử cải cách của Hồ Quý Ly không thể kể trong 7 năm từ khi lên ngôi (tháng 3/1400) đến khi mất nước 1407 vào tay nhà Minh, mà phải kể từ năm 1394 (sau khi Nghệ Tông băng hà), ông bắt đầu thể hiện quyền uy tối thượng. Năm 1390, thấy họ Trần bất lực, Nghệ Tông đã nói với Quý Ly: “Bình Chương (tức Quý Ly) là họ thân thiết với nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được việc gì thì giúp, nếu hèn kém, ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua”. Thực tế đó đã như một di chúc truyền ngôi. Vì vậy, cuộc lên ngôi của Hồ Quý Ly năm 1400 như một sự chín muồi trong yêu cầu giải quyết khủng hoảng cung đình. Hồ lên thay Trần. 

Thành nhà Hồ huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

 

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, nhà Hồ đã khẩn trương cải cách về hành chính, đặt các chức quan cho phù hợp với yêu cầu đổi mới, thuận lợi trong điều hành. Cải cách quân sự, quan tâm đến việc xây dựng quân đội, tuyển chọn những quan vừa võ nghệ thông thạo binh pháp, sắp xếp lại các cơ ngũ, tăng cường quân túc vệ và quân các trấn. Đồng thời đẩy mạnh việc chế tạo thêm vũ khí, đóng thêm chiến thuyền, coi trọng tuyển quân để mong xây một quân đội hùng mạnh, làm hộ khẩu quản lý nhân đinh. Số quân đã lên đến mấy chục vạn. Ngoài quân chủ lực của triều đình, còn có quân riêng của bộ, phủ và về sau còn có tổ chức hương binh. Xây dựng công trình quân sự như thành Tây Đô, hệ thống phòng tuyến Đa Bang... cho đóng cọc gỗ, giằng xích sắt ở các cửa sông, nơi xung yếu. Cải cách kinh tế, giúp mạn danh phát triển, phóng hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khóa.  Cải cách văn hóa xã hội, ông ghét bọn chữ nho chỉ biết nhắm mắt học vẹt. 

Năm 1392, ông soạn sách “Kinh đạo” gồm 14 thế. Ông có hoài bão xây dựng một nền văn hóa dân tộc, ông trọng dụng chữ Nôm, làm thơ nôm để tạ ơn vua Trần Nghệ Tông, dịch kinh thư ra nôm để dạy vua, dịch kinh thi ra nôm để dạy hầu phi và cung nữ… Ông chăm lo mở thêm trường học để chọn nhân tài, mở bệnh viện công chữa bằng châm cứu cho dân, cho ban hành cân, thước đấu để thống nhất đo lường… Ông làm được nhiều việc, nhưng bài học lịch sử sâu sắc của Hồ Quý Ly dẫn đến sự nghiệp không thành là ông làm mất lòng dân. Chính con trai ông là Hồ Nguyên Trừng đã từng lo: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi”. 

Qua cuộc cải cách trên cho ta thấy rằng Hồ Quý Ly là một con người hành động có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán. Hồ Quý Ly là một nhà cải cách táo bạo và kiên quyết, ông đã ban hành nhiều chính sách, nhiều biện pháp, trên nhiều phương diện khác nhau nhằm củng cố tăng cường chế độ quân chủ tập quyền, đồng thời cũng để giải quyết các mâu thuẫn kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu lịch sử do cuộc khủng hoảng đặt ra. 
              
              

 Đậu Kỷ Luật
 


Tác giả: Đỗ Kỷ Luật
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội