Thứ sáu, 29/03/2024 - 07:14
Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dự, chỉ đạo Lễ giao, nhân quân tại thành phố Huế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực tiễn áp dụng chế định người bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Quyền con người đã được Hiến pháp 2013 xác định đó là mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Việc người dân được được pháp luật bảo vệ là điều chính đáng của một Nhà nước pháp quyền. Chính vì vậy chế định bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự đã được quy định cụ thể tại Chương V, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

Căn cứ theo khoản 1, 2, 3  Điều 72, Bộ Luật tố tụng hình sư năm 2015 có quy định:

“Điều 72: Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình’’.

- Cụ thể: Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng luật trong việc giải quyết vụ án hình sự còn gặp một số hạn chế, khó khăn khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa như:

+ Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015:“Người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự”. Đây là một trong nhưng điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015, tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với điểm g, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không được tiết lộ thông tin vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa. Hai bộ luật trên gắn bó hữu cơ với nhau và không bao giờ khách hàng đồng ý luật sư tố giác mình. Trong khi đó, khoản 3, Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định, tiết lộ thông tin do khách hàng cung cấp ở cấp độ cao hơn là tố giác họ phạm tội. Điều này trái với đạo đức nghề của luật sư không làm xấu đi tình trạng của thân chủ do mình bào chữa. Luật sư cũng cho rằng, nếu không có sự chia sẻ thông tin trung thực giữa người bị buộc tội thì luật sư không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ của mình. Vì vậy, việc giữ bí mật thông tin, bảo đảm tốt nhất lợi ích của khách hàng phải được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ của luật sư với khách hàng. Ngoài ra, rất khó có căn cứ để xác định những thông tin khách hàng tiết lộ có đúng sự thật hay không.

+ Theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Chỉ định người bào chữa:

“1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”.

Tuy nhiên, trong thực tiến việc chỉ định này nhiều khi con mang tính hình thức, chất lượng không cao. Các đoàn luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước hay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cắt cử đại diện của mình không có sự chọn lọc, trình độ chuyên môn không cao, độ tuổi còn trẻ, kinh nghiêm trong nghề chưa nhiều, mặt khác không thực sự thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc bào chữa.

TRẦN ANH

(Viện kiểm sát Quân sự Khu vực 41)


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội