Thứ sáu, 29/03/2024 - 17:05
Quân khu 4: Tổng kết công tác doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; trường bắn, thao trường huấn luyện năm 2023 Quân khu 4: Đảm bảo tốt chế độ, chính sách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chi bộ Báo Quân khu 4 lãnh đạo hoàn thành tốt các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và chỉ thị về xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” Bộ Tư lệnh Quân khu 4: Gặp mặt cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh đối tượng 2 Giúp chiến sỹ mới tự tin trong “Ngôi nhà mới”. Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu chăm lo chu đáo cho chiến sĩ mới Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 thăm, động viên Chiến sĩ mới. Tư lệnh Quân khu thăm, kiểm tra Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu chúc mừng Bệnh viện Quân y 4 nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải con số gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc và tăng lương cơ sở

Chiều 27/10, trước nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc và tăng lương cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có những giải trình, làm rõ thêm về vấn đề này.

Gần 40.000 công chức, viên chức thôi việc 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dẫn số liệu tổng hợp của UBND 63 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, Trung ương cho thấy: Trong thời gian từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2022, tổng số công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người (bằng 1,94% tổng biên chế công chức, viên chức). Ở Trung ương, số thôi việc chiếm 18% và ở các địa phương chiếm 82%.

8 địa phương có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ.

Đáng chú ý, số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc cũng là một thực trạng chung của nhiều nước trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải con số gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc và tăng lương cơ sở
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại phiên họp. Ảnh: VPQH 

 

“Xét về mặt tổng thể, việc chuyển dịch này cũng có yếu tố tích cực là thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo động lực, cơ hội để thúc đẩy khu vực công cơ cấu lại công chức, viên chức và xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, hướng tới sự đổi mới tiến bộ, công bằng, cạnh tranh lành mạnh nguồn nhân lực trong khu vực công”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận định. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa nhận, số công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc đồng loạt trong thời điểm hơn 2 năm qua là điều chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc và cũng là một vấn đề đáng quan ngại.

Điều này, nguyên nhân đầu tiên, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là do tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp hơn so với thu nhập ở khu vực tư. Áp lực công việc đối với công chức, viên chức ngày càng cao, nhất là viên chức y tế làm việc trong bối cảnh khó khăn, nguy hiểm của đại dịch Covid-19. 

Trong lĩnh vực giáo dục thì phải đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông; thay đổi phương thức làm việc trong điều kiện của đại dịch Covid-19, trong khi đó, các điều kiện để thực hiện cũng còn rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, môi trường làm việc ở một số nơi chưa tạo được động lực cơ hội cho công chức, viên chức phát huy tốt năng lực sở trường…. 

Thực hiện tăng lương từ 1/7/2023 là hợp lý

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ một số giải pháp cho tình trạng này. Trước hết, cần thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Tại kỳ họp này, Quốc hội đang xem xét, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng (tức là tăng 20,8%) – đây là một tín hiệu vui.

“Việc bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2023 là hợp lý trong điều kiện chúng ta phải chủ động trước những vấn đề phát sinh, diễn biến trong thời gian tới về lạm phát và những yếu tố khách quan khác. Do đó, như ý kiến của nhiều đại biểu là nên thực hiện tăng lương từ 1/1/2023 là điều khó khăn cho chúng ta”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận định.

Cùng với đó, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, cần tiếp tục cải cách lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đồng thời quan tâm, rà soát hệ thống thể chế, đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ công chức, viên chức, bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, chất lượng hiệu quả hơn nữa.

Đặc biệt, cần sớm xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng người tài năng, chuyên gia trong các lĩnh vực của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng môi trường văn hóa làm việc công bằng, dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và có điều kiện môi trường để công chức, viên chức thể hiện tài năng của mình....

Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi nghị định về hỗ trợ mức phụ cấp đối với nhân viên y tế

Tại phiên họp, giải trình thêm về các vấn đề liên quan đến bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng thực trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19 thì có dấu hiệu bùng phát ở nhiều quốc gia.

Đồng thời, việc chuyển dịch làn sóng nguồn nhân lực từ y tế khu vực công sang khu vực tư nhân cũng đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ lý giải con số gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc và tăng lương cơ sở
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Trọng Hải 

 

Dẫn dự báo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hệ thống y tế toàn cầu thiếu khoảng 15 triệu nhân lực vào năm 2022, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Trong khi đó, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhân viên y tế trên quy mô dân số ở mức thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới: Hiện nay chúng ta có khoảng 10 bác sĩ và 13 điều dưỡng/10.000 dân. Tình hình nhân viên y tế công nghỉ việc chuyển sang công tác tại các khu vực tư thì cũng tăng lên trong thời gian gần đây.  

“Qua rà soát, đánh giá, chúng tôi nhận thấy, quy mô, phạm vi dịch chuyển của các nhân viên y tế diễn ra ở nhiều cấp, nhiều tuyến, từ cấp y tế cơ sở, trạm y tế đến các bệnh viện địa phương, bệnh viện Trung ương, trong đó nhiều bệnh viện lớn cũng xảy ra tình trạng này”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 56 về hỗ trợ mức phụ cấp đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng; đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

NGUYỄN THẢO – CHIẾN THẮNG

Theo QĐND


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận, góp ý (0)

Chưa có phản hồi

Bạn cần đăng nhập để bình luận

Xem nhiều
Liên kết Website
Tỷ giá

Quân khu - Quân chủng
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội